Sốc với các kiểu chiếm dụng hè phố kỳ quặc ở TPHCM

Những hè phố dành cho người đi bộ ở nhiều nơi tại TPHCM đang bị chiếm dụng kinh doanh, buôn bán, làm dịch vụ giữ xe... để thu lợi riêng.

Sau khi đại dịch COVID-19 được khống chế, TPHCM trở lại cuộc sống bình thường mới.

Cùng với các hoạt động kinh doanh du lịch phục hồi thì những con phố thông thoáng bỗng dưng trở thành chật chội. Nhiều vỉa hè bị lấn chiếm. Người đi đường, nhất là người đi bộ, rất khó khăn để tìm lối đi cho mình, kể cả việc đến các trạm xe buýt.

Phóng viên Tiền Phong đã ghi nhận tại một số đường phố chính khu vực trung tâm TPHCM. Người đi bộ rất khó tìm được lối đi vốn dành cho mình.

Trên con phố lớn tại quận 3, nối trung tâm thành phố với sân bay Tân Sơn Nhất, vỉa hè bị biến thành "phòng tranh tư nhân"

Trên con phố lớn tại quận 3, nối trung tâm thành phố với sân bay Tân Sơn Nhất, vỉa hè bị biến thành "phòng tranh tư nhân"

Một công ty đặt chiếc ghế dài ra vỉa hè chặn lối đi của người đi bộ để "xí chỗ".

Một công ty đặt chiếc ghế dài ra vỉa hè chặn lối đi của người đi bộ để "xí chỗ".

Một bữa lẩu đầu năm rộn ràng được chuẩn bị ngay trên hè phố đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3.

Một bữa lẩu đầu năm rộn ràng được chuẩn bị ngay trên hè phố đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3.

Quán cà phê "mọc" lên trên hè phố chính của quận 3

Quán cà phê "mọc" lên trên hè phố chính của quận 3

Mặc dù thành phố đã dựng các thanh chắn bằng thép, ngăn xe máy đi lên phần đường dành cho người đi bộ song nhiều chủ phương tiện vẫn luồn lách qua lại một cách dễ dàng.

Mặc dù thành phố đã dựng các thanh chắn bằng thép, ngăn xe máy đi lên phần đường dành cho người đi bộ song nhiều chủ phương tiện vẫn luồn lách qua lại một cách dễ dàng.

Trục đường Lê Lợi (quận 1) vừa được hoàn trả mặt bằng và nâng cấp khang trang chưa bao lâu thì vỉa hè đã bị chiếm dụng nhiều nơi.

Trục đường Lê Lợi (quận 1) vừa được hoàn trả mặt bằng và nâng cấp khang trang chưa bao lâu thì vỉa hè đã bị chiếm dụng nhiều nơi.

Du khách nước ngoài phải đi bộ xuống lòng đường để ra phố đi bộ Nguyễn Huệ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn nhưng không còn lối đi nào khác.

Du khách nước ngoài phải đi bộ xuống lòng đường để ra phố đi bộ Nguyễn Huệ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn nhưng không còn lối đi nào khác.

Vỉa hè thành nơi trưng bày sản phẩm thời trang

Vỉa hè thành nơi trưng bày sản phẩm thời trang

Nhiều cửa hàng ngang nhiên chắn ngang hè phố, tạo mảnh sân riêng cho mình.

Nhiều cửa hàng ngang nhiên chắn ngang hè phố, tạo mảnh sân riêng cho mình.

Dù đã qua rằm tháng Giêng nhưng hoa và cây cảnh của các gia đình chơi xuân vẫn còn ngổn ngang và "vô tình" gây nhiều trở ngại cho người đi bộ.

Dù đã qua rằm tháng Giêng nhưng hoa và cây cảnh của các gia đình chơi xuân vẫn còn ngổn ngang và "vô tình" gây nhiều trở ngại cho người đi bộ.

Những chiếc xe máy đậu thành hàng dài trên lòng đường một chiều bên cạnh chợ Bến Thành (quận 1).

Những chiếc xe máy đậu thành hàng dài trên lòng đường một chiều bên cạnh chợ Bến Thành (quận 1).

Hè phố được "phủ bạt" khiến khách du lịch gặp khó khi đi tham quan chợ Bến Thành

Hè phố được "phủ bạt" khiến khách du lịch gặp khó khi đi tham quan chợ Bến Thành

Mới đây Sở Giao thông Vận tải TPHCM đã đề nghị TP Thủ Đức, các quận, huyện và Sở Tư pháp thẩm định Dự thảo thay thế Quyết định 74 năm 2008 về quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố.

Dự thảo quy định mới đề xuất 7 trường hợp được tạm dùng vỉa hè và đóng phí, như: Nơi tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa; điểm bố trí công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có thu tiền sử dụng; lắp đặt công trình, trụ quảng cáo tạm; tổ chức hoạt động văn hóa; điểm giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa.

Trao đổi với Tiền Phong, nhiều người dân TPHCM bày tỏ mong muốn, việc tổ chức hoạt động kinh doanh giải trí ngày càng phát triển nhưng quyền lợi của người dân, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ cần dùng vỉa hè đi lại và quyền lợi của du khách tham quan du lịch cần được quan tâm đúng mức.

Trước Nhà hát Thành phố, xe bán hàng rong chiếm lối đi của người đi bộ khiến du khách nước ngoài bối rối tìm đường đi.

Trước Nhà hát Thành phố, xe bán hàng rong chiếm lối đi của người đi bộ khiến du khách nước ngoài bối rối tìm đường đi.

Tại TPHCM và nhiều thành phố lớn, ngày càng khó tìm những con đường có vỉa hè thông thoáng, người đi bộ có thể thảnh thơi, yên tâm rảo bước bên dòng người và xe cộ vội vã.

Tại TPHCM và nhiều thành phố lớn, ngày càng khó tìm những con đường có vỉa hè thông thoáng, người đi bộ có thể thảnh thơi, yên tâm rảo bước bên dòng người và xe cộ vội vã.

Trần Nguyên Anh

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/soc-voi-cac-kieu-chiem-dung-he-pho-ky-quac-o-tphcm-post1509442.tpo