Soi hệ thống hành lang khủng mới khôi phục ở Tử Cấm Thành Huế

Trong quần thể kiến trúc ở Tử Cấm Thành Huế, hệ thống trường lang có một vai trò quan trọng, không những là lối đi lại mà còn là mạch liên kết các công trình, tạo nên một quần thể kiến trúc đa dạng có bố cục chặt chẽ đăng đối...

 Trường lang là tên gọi của hệ thống hành lang, một thành tố kiến trúc đặc sắc trong Tử Cấm Thành của triều Nguyễn ở Huế.

Trường lang là tên gọi của hệ thống hành lang, một thành tố kiến trúc đặc sắc trong Tử Cấm Thành của triều Nguyễn ở Huế.

Theo khảo sát, trường lang gồm 23 đoạn hành lang với tổng chiều dài 903 mét, dùng làm đường dẫn kết nối toàn bộ các công trình kiến trúc cung điện trung tâm của hoàng cung triều Nguyễn.

Theo khảo sát, trường lang gồm 23 đoạn hành lang với tổng chiều dài 903 mét, dùng làm đường dẫn kết nối toàn bộ các công trình kiến trúc cung điện trung tâm của hoàng cung triều Nguyễn.

Hệ thống trường lang được xây dựng với kiến trúc đa dạng và phong phú, chia thành 3 dạng gồm: Trường lang, Dực lang và Hồi lang. Ngoài ra còn có Vạn tự hồi lang ở vườn Thiệu Phương, một trong những vườn ngự của triều Nguyễn.

Hệ thống trường lang được xây dựng với kiến trúc đa dạng và phong phú, chia thành 3 dạng gồm: Trường lang, Dực lang và Hồi lang. Ngoài ra còn có Vạn tự hồi lang ở vườn Thiệu Phương, một trong những vườn ngự của triều Nguyễn.

Trải qua 200 năm, chiến tranh, thiên tai và thời gian đã khiến cho hệ thống trường lang bị phá hủy một cách trầm trọng. Đến những năm 1990, hệ thống này đã sập đổ hoàn toàn chỉ còn lại chân móng.

Trải qua 200 năm, chiến tranh, thiên tai và thời gian đã khiến cho hệ thống trường lang bị phá hủy một cách trầm trọng. Đến những năm 1990, hệ thống này đã sập đổ hoàn toàn chỉ còn lại chân móng.

Trong hơn 10 năm qua, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã tiến hành phục hồi, tu bổ được 15 đoạn trường lang chính, với chiều dài khoảng 800 mét.

Trong hơn 10 năm qua, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã tiến hành phục hồi, tu bổ được 15 đoạn trường lang chính, với chiều dài khoảng 800 mét.

Đoạn hành lang được phục hồi gần đây nhất là Dực lang 3B, nằm ở phía bên phải điện Cần Chánh. Công trình này được khánh thành vào cuối tháng 4/1916.

Đoạn hành lang được phục hồi gần đây nhất là Dực lang 3B, nằm ở phía bên phải điện Cần Chánh. Công trình này được khánh thành vào cuối tháng 4/1916.

Từ đó đến nay, Dực lang 3B được dùng làm nơi trưng bày hàng trăm hình ảnh tư liệu cùng 18 bài thơ của vua Minh Mạng được phục dựng trên nền vóc sơn mài.

Từ đó đến nay, Dực lang 3B được dùng làm nơi trưng bày hàng trăm hình ảnh tư liệu cùng 18 bài thơ của vua Minh Mạng được phục dựng trên nền vóc sơn mài.

Cận cảnh kết cấu gỗ sơn son thiếp vàng, chạm khắc tinh xảo của Dực lang 3B.

Cận cảnh kết cấu gỗ sơn son thiếp vàng, chạm khắc tinh xảo của Dực lang 3B.

Chi tiết chạm khắc trên một bộ cửa của hệ thống trường lang.

Chi tiết chạm khắc trên một bộ cửa của hệ thống trường lang.

Việc phục hồi trường lang tuân theo những quy định nghiêm ngặt của UNESCO về việc tôn tạo di sản, được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia quốc tế.

Việc phục hồi trường lang tuân theo những quy định nghiêm ngặt của UNESCO về việc tôn tạo di sản, được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia quốc tế.

Với tiến độ hiện tại, việc phục hồi hoàn toàn hệ thống trường lang là điều có thể được mong đợi trong tương lai không xa.

Với tiến độ hiện tại, việc phục hồi hoàn toàn hệ thống trường lang là điều có thể được mong đợi trong tương lai không xa.

Việc phục hồi trường lang có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phục hồi hoàn thiện hệ thống khép kín của các cung điện trong Tử Cấm Thành Huế, từng bước phục hồi lại diện mạo các công trình nằm trong khu vực Đại nội.

Việc phục hồi trường lang có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phục hồi hoàn thiện hệ thống khép kín của các cung điện trong Tử Cấm Thành Huế, từng bước phục hồi lại diện mạo các công trình nằm trong khu vực Đại nội.

Trong quần thể kiến trúc ở Tử Cấm Thành, hệ thống trường lang có một vai trò quan trọng, không những là lối đi lại mà còn là mạch liên kết các công trình, tạo nên một quần thể kiến trúc đa dạng có bố cục chặt chẽ đăng đối, hình thành nên các khu chức năng riêng biệt.

Trong quần thể kiến trúc ở Tử Cấm Thành, hệ thống trường lang có một vai trò quan trọng, không những là lối đi lại mà còn là mạch liên kết các công trình, tạo nên một quần thể kiến trúc đa dạng có bố cục chặt chẽ đăng đối, hình thành nên các khu chức năng riêng biệt.

Theo các nhà nghiên cứu, trường lang ở Tử Cấm Thành Huế là một loại hình kiến trúc phụ trợ rất giàu tính thẩm mỹ, được xây dựng đồng bộ với phong cách kiến trúc truyền thống cung đình Huế thế kỷ 18-19.

Theo các nhà nghiên cứu, trường lang ở Tử Cấm Thành Huế là một loại hình kiến trúc phụ trợ rất giàu tính thẩm mỹ, được xây dựng đồng bộ với phong cách kiến trúc truyền thống cung đình Huế thế kỷ 18-19.

Loại hình kiến trúc này được áp dụng rất phổ biến trong hệ thống kiến trúc cung đình, đặc biệt là tại khu vực Hoàng cung và các vườn ngự, các biệt cung…tạo nên một nét đặc trưng của kiến trúc cung đình triều Nguyễn.

Loại hình kiến trúc này được áp dụng rất phổ biến trong hệ thống kiến trúc cung đình, đặc biệt là tại khu vực Hoàng cung và các vườn ngự, các biệt cung…tạo nên một nét đặc trưng của kiến trúc cung đình triều Nguyễn.

Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/soi-he-thong-hanh-lang-khung-moi-khoi-phuc-o-tu-cam-thanh-hue-1141676.html