Soi loạt đồ quý bằng vàng ròng của nhà Nguyễn ở Hà Nội

Qua thăng trầm lịch sử, nhiều cổ vật bằng vàng của triều Nguyễn vẫn được gìn giữ và trưng bày cho hậu thế chiêm ngưỡng ở Việt Nam. Cùng điểm qua ba hiện vật tiêu biểu tại BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội).

1. Bảo vật quốc gia - ấn vàng “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” là chiếc bảo ấn cổ nhất của nhà Nguyễn. Ấn do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709).

1. Bảo vật quốc gia - ấn vàng “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” là chiếc bảo ấn cổ nhất của nhà Nguyễn. Ấn do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709).

Đến thời vua Gia Long (1802 – 1819), bảo ấn này được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn. Về tổng thể, ấn có hình vuông, chiều cao cả quai 6,3 cm, cạnh 10,84 cm, dày 1,10 cm, có quai đúc theo hình tượng lân vờn ngọc, đầu quay về trái.

Đến thời vua Gia Long (1802 – 1819), bảo ấn này được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn. Về tổng thể, ấn có hình vuông, chiều cao cả quai 6,3 cm, cạnh 10,84 cm, dày 1,10 cm, có quai đúc theo hình tượng lân vờn ngọc, đầu quay về trái.

Mặt ấn đúc nổi 9 chữ triện phong cách thế kỷ 17 – 18, nét chữ vuông vức uốn nhiều góc, nội dung là "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh Trấn chi bảo". Dịch nghĩa: Bảo vật của Chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài.

Mặt ấn đúc nổi 9 chữ triện phong cách thế kỷ 17 – 18, nét chữ vuông vức uốn nhiều góc, nội dung là "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh Trấn chi bảo". Dịch nghĩa: Bảo vật của Chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài.

Trong 300 năm tồn tại, bảo ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” đã thất lạc nhiều lần trong các cuộc chiến tranh, từng lưu lạc tới tận Thái Lan cùng chúa Nguyễn Ánh. Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là một bảo vật vô giá của tiền nhân để lại.

Trong 300 năm tồn tại, bảo ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” đã thất lạc nhiều lần trong các cuộc chiến tranh, từng lưu lạc tới tận Thái Lan cùng chúa Nguyễn Ánh. Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là một bảo vật vô giá của tiền nhân để lại.

2. Được đúc vào thời vua Gia Long, ấn vàng "Quốc Gia Tín Bảo" được coi là chiếc ấn có uy lực nhất đối với quân đội nhà Nguyễn. Chiếc ấn này được dùng cho các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và các văn kiện hành chính quan trọng.

2. Được đúc vào thời vua Gia Long, ấn vàng "Quốc Gia Tín Bảo" được coi là chiếc ấn có uy lực nhất đối với quân đội nhà Nguyễn. Chiếc ấn này được dùng cho các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và các văn kiện hành chính quan trọng.

Theo đo đạc, ấn có hình vuông cạnh 11,7 x 11,7 cm, cao 9 cm, dày 1,65 cm. Núm cầm đúc hình rồng năm móng ngậm ngọc. Hình tượng rồng được chế tác rất tỉ mỉ trong từng chi tiết.

Theo đo đạc, ấn có hình vuông cạnh 11,7 x 11,7 cm, cao 9 cm, dày 1,65 cm. Núm cầm đúc hình rồng năm móng ngậm ngọc. Hình tượng rồng được chế tác rất tỉ mỉ trong từng chi tiết.

Mặt ấn khắc bốn chữ “Quốc gia tín bảo” khắc theo lối triện thư, nét chữ ngắn, dễ đọc.

Mặt ấn khắc bốn chữ “Quốc gia tín bảo” khắc theo lối triện thư, nét chữ ngắn, dễ đọc.

Có thể nói, ấn Quốc gia tín bảo là một hiện vật đặc sắc phản ánh cách thức vận hành của nền hành chính trong quân đội thời nhà Nguyễn. Bên cạnh đó, chiếc ấn này còn mang nhiều giá trị tiêu biểu về mỹ thuật, kỹ thuật chế tác kim hoàn của nghệ nhân Việt xưa.

Có thể nói, ấn Quốc gia tín bảo là một hiện vật đặc sắc phản ánh cách thức vận hành của nền hành chính trong quân đội thời nhà Nguyễn. Bên cạnh đó, chiếc ấn này còn mang nhiều giá trị tiêu biểu về mỹ thuật, kỹ thuật chế tác kim hoàn của nghệ nhân Việt xưa.

3. Kim sách (sách bằng vàng) là loại hình cổ vật đặc biệt quý giá của nhà Nguyễn. Trong các kim sách hiện tồn, cuốn kim sách niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806), ghi lại việc lên ngôi của vua Gia Long được đánh giá là có lời văn hay bậc nhất.

3. Kim sách (sách bằng vàng) là loại hình cổ vật đặc biệt quý giá của nhà Nguyễn. Trong các kim sách hiện tồn, cuốn kim sách niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806), ghi lại việc lên ngôi của vua Gia Long được đánh giá là có lời văn hay bậc nhất.

Quay về với thời điểm hơn hai thế kỷ trước, vào tháng 5 năm Bính Dần (1806), vua Gia Long (1762-1820) lên ngôi Hoàng đế ở điện Thái Hòa, Huế. Nhân dịp trọng đại này, bá quan văn võ đã dâng sách vàng ròng ca tụng công lao của ngài.

Quay về với thời điểm hơn hai thế kỷ trước, vào tháng 5 năm Bính Dần (1806), vua Gia Long (1762-1820) lên ngôi Hoàng đế ở điện Thái Hòa, Huế. Nhân dịp trọng đại này, bá quan văn võ đã dâng sách vàng ròng ca tụng công lao của ngài.

Kim sách có đoạn ghi: "...Lớn thay nước Việt ta, từ xưa trấn giữ phương Nam, tiên vương mở rộng cơ đồ công đức tích lũy, như trời cao vô cùng. Liệt thánh hết sức chăm lo, ơn huệ sâu dày, cho người nhớ mãi...".

Kim sách có đoạn ghi: "...Lớn thay nước Việt ta, từ xưa trấn giữ phương Nam, tiên vương mở rộng cơ đồ công đức tích lũy, như trời cao vô cùng. Liệt thánh hết sức chăm lo, ơn huệ sâu dày, cho người nhớ mãi...".

Theo quy định của triều đình, kim sách dành cho vua làm chín tờ bằng vàng mười tuổi, hai tờ trước, sau khắc rồng, mây, bảy tờ giữa sách văn; dài sáu tấc ba phân, ngang ba tấc sáu phân, dày hai li; bốn khuyên tròn bằng vàng.

Theo quy định của triều đình, kim sách dành cho vua làm chín tờ bằng vàng mười tuổi, hai tờ trước, sau khắc rồng, mây, bảy tờ giữa sách văn; dài sáu tấc ba phân, ngang ba tấc sáu phân, dày hai li; bốn khuyên tròn bằng vàng.

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/soi-loat-do-quy-bang-vang-rong-cua-nha-nguyen-o-ha-noi-1769188.html