'Sỏi mầm' là đặc sản nổi tiếng của tỉnh nào?
Pa pỉnh tộp, sỏi mầm hay cơm 'âm phủ' là những món ăn khiến nhiều người tò mò ngay từ tên gọi.
1. Pa pỉnh tộp là đặc sản của dân tộc nào?
A. Dân tộc Thái
0%
B. Dân tộc Mường
0%
C. Dân tộc Tày
0%
Chính xác
Pa pỉnh tộp là món cá nướng đặc biệt của người Thái ở Tây Bắc, hấp dẫn từ màu sắc đến hương vị. Món cá nướng này được ướp nhiều loại gia vị như gừng, sả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng và mắc khén - một loại gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Cá sau khi tẩm ướp gia vị cho ngấm đều thì được gập đôi lại, cho vào một đoạn tre để kẹp chặt rồi nướng trên than củi.
2. Món cháo nào được người dân Hà Giang nấu bằng loại củ quả có độc tố mạnh?
A. Cháo cà
0%
B. Cháo quả măng tây
0%
C. Cháo ấu tẩu
0%
Chính xác
Ấu tẩu là loại củ có độc tố mạnh, vẻ ngoài giống củ ấu. Nhưng nếu biết cách chế biến, nó sẽ có tác dụng chữa bệnh, giải cảm. Bằng cách ngâm nước gạo và ninh đến khi bở tơi, nấu cùng gạo tẻ, nếp cái, nước hầm chân giò, rắc rau thơm, thịt nạc băm, người dân Hà Giang đã có món đặc sản đãi khách. Cháo có vị đắng, ăn ngon nhất khi trời lạnh.
3. "Sỏi mầm" là đặc sản nổi tiếng của tỉnh nào?
A. An Giang
0%
B. Hậu Giang
0%
C. Kiên Giang
0%
Chính xác
Không ai biết rõ sỏi mầm có từ bao giờ nhưng món ăn này là đặc sản rất riêng chỉ có ở vùng sông nước Hậu Giang. Điểm đặc biệt, tên gọi "sỏi mầm" xuất phát từ cách chế biến chứ không phải nguyên liệu nấu ăn.
Khi gọi sỏi mầm, thực khách sẽ được thưởng thức món thịt lợn rừng chế biến theo một cách đặc biệt. Mỗi suất ăn bao gồm 3-4 viên sỏi được nung thật nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng. Bởi thế, cũng có người gọi sỏi mầm là món thịt lợn rừng nướng sỏi.
4. Món cơm "âm phủ" nổi danh ở cố đô Huế còn có tên gọi khác là gì?
A. Cơm "ma"
0%
B. Cơm "quỷ"
0%
C. Cơm "âm binh"
0%
Chính xác
Cơm "âm phủ" còn được nhiều người dân địa phương gọi là cơm "ma". Có nhiều cách lý giải tên gọi này, trong đó có tài liệu ghi món do một quán ăn tên "Âm phủ" nằm trên đường Nguyễn Thái Học, thành phố Huế, sáng tạo ra. Cũng có người nói rằng, khi vua vi hành, gõ cửa nhà một bà góa để xin cơm. Do cảnh nghèo, bà chỉ có thể dọn ra cơm trắng, rau cải nhưng vua đói nên ăn hết ngon lành. Từ đó, vua gọi là cơm "âm phủ".
Thường món sẽ có cơm trắng đặt giữa đĩa, xung quanh có thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, nem Huế nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo… tạo thành 7 màu rực rỡ. Món này được bán nhiều ở Huế.
5. Loại bánh có tên gọi đặc biệt, được coi là đặc sản của vùng đất Tiên Yên, Quảng Ninh?
A. Bánh hòn
0%
B. Bánh gật gù
0%
C. Bánh cống
0%
Chính xác
Tên bánh mang nghĩa tượng hình bởi khi cầm trên tay, bánh mềm, dẻo ngả về nhiều phía như người gật gù. Đây là đặc sản nổi tiếng của Tiên Yên, Quảng Ninh, có hương vị gần giống bánh phở, nhưng mềm dai hơn nhờ gạo trộn cơm nguội xay nhuyễn cùng nước. Bánh cuốn lại bằng tay, không nhân, ăn kèm với nước chấm có hành phi, thịt băm, mắm tiêu, mỡ gà.
Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/soi-mam-la-dac-san-noi-tieng-cua-tinh-nao-2343487.html