Soi trang bị của một lính biệt kích thuộc Lữ đoàn 75 của Mỹ

Lữ đoàn 75 Biệt động quân là một lữ đoàn đổ bộ đường không của Lực lượng Đặc nhiệm Quân đội Mỹ, được trang bị với những vũ khí hiện đại nhất. Vậy trang bị của một lính biệt kích của Lữ đoàn 75 của Mỹ tốn bao nhiêu?

 Lữ đoàn 75 Biệt kích, là lữ đoàn đổ bộ đường không của Lực lượng Đặc nhiệm Quân đội Mỹ. Lữ đoàn có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau, bao gồm đột kích, đánh chiếm sân bay và phối hợp tác chiến với các đơn vị khác trong Quân đội Mỹ.

Lữ đoàn 75 Biệt kích, là lữ đoàn đổ bộ đường không của Lực lượng Đặc nhiệm Quân đội Mỹ. Lữ đoàn có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau, bao gồm đột kích, đánh chiếm sân bay và phối hợp tác chiến với các đơn vị khác trong Quân đội Mỹ.

Tiến hành các chiến dịch biệt kích; trinh sát chiến lược; giúp các quốc gia khác trong hoạt động đảm bảo an ninh nội bộ, chống khủng bố; chiến tranh tâm lý; các hoạt động liên lạc với các chính quyền dân sự, giúp đỡ nhân đạo; các chiến dịch tìm kiếm, cứu hộ trên chiến trường…

Tiến hành các chiến dịch biệt kích; trinh sát chiến lược; giúp các quốc gia khác trong hoạt động đảm bảo an ninh nội bộ, chống khủng bố; chiến tranh tâm lý; các hoạt động liên lạc với các chính quyền dân sự, giúp đỡ nhân đạo; các chiến dịch tìm kiếm, cứu hộ trên chiến trường…

Các đơn vị của Lữ đoàn được chuẩn bị sẵn sàng cho việc đổ bộ đường không bằng dù, trực thăng, hoặc đường biển. Mức độ sẵn sàng chiến đấu cao của Lữ đoàn, cho phép triển khai lực lượng đến mọi nơi trên thế giới chậm nhất là 18 giờ, sau khi có thông báo.

Các đơn vị của Lữ đoàn được chuẩn bị sẵn sàng cho việc đổ bộ đường không bằng dù, trực thăng, hoặc đường biển. Mức độ sẵn sàng chiến đấu cao của Lữ đoàn, cho phép triển khai lực lượng đến mọi nơi trên thế giới chậm nhất là 18 giờ, sau khi có thông báo.

Để trở thành lính biệt kích của Lữ 75, trước hết họ phải tốt nghiệp các trường huấn luyện đặc nhiệm của Quân đội Mỹ; binh lính tốt nghiệp các trường này phải có kỹ năng chiến đấu cá nhân tốt, thành thạo trong việc phối hợp tác chiến nhóm nhỏ và tác chiến độc lập.

Để trở thành lính biệt kích của Lữ 75, trước hết họ phải tốt nghiệp các trường huấn luyện đặc nhiệm của Quân đội Mỹ; binh lính tốt nghiệp các trường này phải có kỹ năng chiến đấu cá nhân tốt, thành thạo trong việc phối hợp tác chiến nhóm nhỏ và tác chiến độc lập.

Lữ đoàn 75 biệt kích cũng là đơn vị duy nhất của quân đội Mỹ có thể được sử dụng ở bất kỳ chiến trường nào trên thế giới. Biên chế Lữ đoàn có 3 tiểu đoàn, quân số khoảng 1.900 người, chia thành 160 đội tác chiến, mỗi đội từ 5 - 8 người.

Lữ đoàn 75 biệt kích cũng là đơn vị duy nhất của quân đội Mỹ có thể được sử dụng ở bất kỳ chiến trường nào trên thế giới. Biên chế Lữ đoàn có 3 tiểu đoàn, quân số khoảng 1.900 người, chia thành 160 đội tác chiến, mỗi đội từ 5 - 8 người.

Trong những năm vừa qua, Lữ đoàn 75 biệt kích của Mỹ đã được tiến hành trang bị lại, để phù hợp khi tiến hành chiến dịch biệt kích, nhằm phá hủy các phương tiện tấn công hạt nhân và hóa học, các sở chỉ huy của đối phương; do đó trang bị của họ đã được thay đổi đáng kể.

Trong những năm vừa qua, Lữ đoàn 75 biệt kích của Mỹ đã được tiến hành trang bị lại, để phù hợp khi tiến hành chiến dịch biệt kích, nhằm phá hủy các phương tiện tấn công hạt nhân và hóa học, các sở chỉ huy của đối phương; do đó trang bị của họ đã được thay đổi đáng kể.

Trước hết là mũ bảo hiểm và thiết bị quan sát ban đêm; lính biết kích của Lữ 75 được trang bị mũ bảo hiểm đắt tiền nhất, được đặt hàng trực tiếp cho binh lính sử dụng; đó là mũ bảo hiểm cao cấp của hãng Ops-Core, gắn ống nhòm nhìn đêm AN/ PVS-31A và đèn hồng ngoại Manta Strobe.

Trước hết là mũ bảo hiểm và thiết bị quan sát ban đêm; lính biết kích của Lữ 75 được trang bị mũ bảo hiểm đắt tiền nhất, được đặt hàng trực tiếp cho binh lính sử dụng; đó là mũ bảo hiểm cao cấp của hãng Ops-Core, gắn ống nhòm nhìn đêm AN/ PVS-31A và đèn hồng ngoại Manta Strobe.

Những chiếc mũ bảo hiểm mà Ops-Core sản xuất theo đơn đặt hàng của Lữ 75 được làm bằng sợi carbon, mang đến cho người sử dụng một chiếc mũ bảo hiểm chiến thuật siêu nhẹ. Ops-Core là mũ bảo hiểm chống va đập, nó cung cấp khả năng bảo vệ chống chấn thương đầu tốt nhất hiện nay.

Những chiếc mũ bảo hiểm mà Ops-Core sản xuất theo đơn đặt hàng của Lữ 75 được làm bằng sợi carbon, mang đến cho người sử dụng một chiếc mũ bảo hiểm chiến thuật siêu nhẹ. Ops-Core là mũ bảo hiểm chống va đập, nó cung cấp khả năng bảo vệ chống chấn thương đầu tốt nhất hiện nay.

Điều thú vị là hầu hết các đơn vị lực lượng đặc biệt trong Quân đội Mỹ như Navy Raiders và SEALs, sử dụng tai nghe của Peltor Comtac III; nhưng chỉ có lính biệt kích Lữ đoàn 75 Ranger sử dụng tai nghe Ops-Core AMP mới nhất. Tổng số tiền chỉ để mua mũ, thiết bị nhìn đêm, đèn hồng ngoại và tai nghe gắn trong mũ đã hết 16,390 USD.

Điều thú vị là hầu hết các đơn vị lực lượng đặc biệt trong Quân đội Mỹ như Navy Raiders và SEALs, sử dụng tai nghe của Peltor Comtac III; nhưng chỉ có lính biệt kích Lữ đoàn 75 Ranger sử dụng tai nghe Ops-Core AMP mới nhất. Tổng số tiền chỉ để mua mũ, thiết bị nhìn đêm, đèn hồng ngoại và tai nghe gắn trong mũ đã hết 16,390 USD.

Về áo giáp và phương tiện liên lạc các nhân, biệt kích của Lữ đoàn 75 thường sử dụng áo giáp kiêm ba lô chiến thuật Crye AVS MBAV, đi kèm với nhiều lựa chọn túi, dùng cho nhiều mục đích khác nhau.

Về áo giáp và phương tiện liên lạc các nhân, biệt kích của Lữ đoàn 75 thường sử dụng áo giáp kiêm ba lô chiến thuật Crye AVS MBAV, đi kèm với nhiều lựa chọn túi, dùng cho nhiều mục đích khác nhau.

Áo giáp kiêm ba lô chiến thuật Crye JPC có thể được nhìn thấy trong nhiều bức ảnh của lính biệt kích của Lữ đoàn này, nhưng nhiều khả năng chúng được mua bằng tiền riêng hoặc đang trong quá trình thử nghiệm.

Áo giáp kiêm ba lô chiến thuật Crye JPC có thể được nhìn thấy trong nhiều bức ảnh của lính biệt kích của Lữ đoàn này, nhưng nhiều khả năng chúng được mua bằng tiền riêng hoặc đang trong quá trình thử nghiệm.

Về phương tiện liên lạc chính là radio Falcon III RF-7800V-HH VHF Combat Net, có khả năng hỗ trợ thoại, kết nối mạng, gửi dữ liệu và có thể được ghép nối với điện thoại thông minh. Tổng giá trị của áo giáp và radio hết có 10,337 USD.

Về phương tiện liên lạc chính là radio Falcon III RF-7800V-HH VHF Combat Net, có khả năng hỗ trợ thoại, kết nối mạng, gửi dữ liệu và có thể được ghép nối với điện thoại thông minh. Tổng giá trị của áo giáp và radio hết có 10,337 USD.

Về quân phục dã chiến và giày, lính biệt kích của Lữ 75 cũng giống hầu hết tất cả các đơn vị hoạt động đặc biệt của Quân đội Mỹ đều sử dụng quân phục dã chiến Crye Precision Gen.3 với màu sắc đa khoang và giày da cao cổ. tổng số tiền cho quân phục và giày là 1,074 USD.

Về quân phục dã chiến và giày, lính biệt kích của Lữ 75 cũng giống hầu hết tất cả các đơn vị hoạt động đặc biệt của Quân đội Mỹ đều sử dụng quân phục dã chiến Crye Precision Gen.3 với màu sắc đa khoang và giày da cao cổ. tổng số tiền cho quân phục và giày là 1,074 USD.

Về vũ khí và trang bị đi kèm, rất hiếm khi nhìn thấy một lính thuộc Lữ đoàn 75 biệt kích với súng trường và súng ngắn thông thường. Vũ khí bộ binh mà lính của Lữ 75 sử dụng từ lâu là khẩu Daniel Mk18 CQBR, cùng ống giảm thanh Surefire SOCOM RC, đèn chỉ thị mục tiêu laser AN / PEQ-15 và đèn pin chiến thuật Surefire.

Về vũ khí và trang bị đi kèm, rất hiếm khi nhìn thấy một lính thuộc Lữ đoàn 75 biệt kích với súng trường và súng ngắn thông thường. Vũ khí bộ binh mà lính của Lữ 75 sử dụng từ lâu là khẩu Daniel Mk18 CQBR, cùng ống giảm thanh Surefire SOCOM RC, đèn chỉ thị mục tiêu laser AN / PEQ-15 và đèn pin chiến thuật Surefire.

Khẩu súng trường tiến công Daniel Mk18 CQBR là mẫu phát triển từ khẩu M4, với nòng ngắn 261mm do công ty Daniel Defense sản xuất, được dùng cho các lực lượng chống khủng bố toàn cầu. Mk18 có thể bắn đạn chung với tất cả các dòng súng trường tiến công M1 và M4.

Khẩu súng trường tiến công Daniel Mk18 CQBR là mẫu phát triển từ khẩu M4, với nòng ngắn 261mm do công ty Daniel Defense sản xuất, được dùng cho các lực lượng chống khủng bố toàn cầu. Mk18 có thể bắn đạn chung với tất cả các dòng súng trường tiến công M1 và M4.

Ngoài ra một số lính đặc nhiệm có thể trang bị súng trường tiến công FN SCAR-H, nhưng gần đây đã bị loại khỏi biên chế. Tất cả vũ khí bộ binh này có thể sử dụng hệ thống ngắm quang học chuẩn trực từ Aimpoint, EOTech và ELCAN SOCOM SpectreDR.

Ngoài ra một số lính đặc nhiệm có thể trang bị súng trường tiến công FN SCAR-H, nhưng gần đây đã bị loại khỏi biên chế. Tất cả vũ khí bộ binh này có thể sử dụng hệ thống ngắm quang học chuẩn trực từ Aimpoint, EOTech và ELCAN SOCOM SpectreDR.

Tổng trang bị vũ khí, kính ngắm, đèn pin chiến thuật, đèn chỉ thị mục tiêu laser là 6,848 USD. Tổng số tiền cuối cùng trang bị cho một lính biệt kích của Lữ đoàn 75 của Mỹ là 35,679 USD (tương đương khoảng 815 triệu VNĐ).

Tổng trang bị vũ khí, kính ngắm, đèn pin chiến thuật, đèn chỉ thị mục tiêu laser là 6,848 USD. Tổng số tiền cuối cùng trang bị cho một lính biệt kích của Lữ đoàn 75 của Mỹ là 35,679 USD (tương đương khoảng 815 triệu VNĐ).

Trước sự kiện diễn ra vụ khủng bố ngày 11/9/1991, Lữ đoàn 75 Biệt kích được coi là bộ binh hạng nhẹ chuyên đánh phá sân bay. Nhưng kinh nghiệm chiến đấu tích lũy cho phép chúng được sử dụng cho các nhiệm vụ tương tự như các đơn vị của Lực lượng Delta (1st SFOD-D) và DEVGRU (NSWDG). Nguồn ảnh: Sina.

Trước sự kiện diễn ra vụ khủng bố ngày 11/9/1991, Lữ đoàn 75 Biệt kích được coi là bộ binh hạng nhẹ chuyên đánh phá sân bay. Nhưng kinh nghiệm chiến đấu tích lũy cho phép chúng được sử dụng cho các nhiệm vụ tương tự như các đơn vị của Lực lượng Delta (1st SFOD-D) và DEVGRU (NSWDG). Nguồn ảnh: Sina.

Cận cảnh khóa huấn luyện "ác mộng" của lính biệt kính lữ đoàn 75. Nguồn: USAM.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/soi-trang-bi-cua-mot-linh-biet-kich-thuoc-lu-doan-75-cua-my-1580479.html