Soi vật dụng lạ lùng dành cho quý ông Việt 2.000 năm trước

Được gọi là 'hổ tử', các cổ vật này có niên đại từ thế kỷ 1-3, cách ngày nay gần 2.000 năm, được tìm thấy tại một số địa phương ở khu vực miền Bắc Việt Nam.

Trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” từng diễn ra ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có sự góp mặt của một loại hình cổ vật rất thú vị.

Trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” từng diễn ra ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có sự góp mặt của một loại hình cổ vật rất thú vị.

Đó là những chiếc bình có hình giống con hổ, được tạo hình rất sinh động với quai xách là cái đuôi uốn cong trên lưng.

Đó là những chiếc bình có hình giống con hổ, được tạo hình rất sinh động với quai xách là cái đuôi uốn cong trên lưng.

Được gọi là “hổ tử”, hiện vật có niên đại từ thế kỷ 1-3, cách ngày nay gần 2.000 năm, được tìm thấy tại một số địa phương ở khu vực miền Bắc Việt Nam.

Được gọi là “hổ tử”, hiện vật có niên đại từ thế kỷ 1-3, cách ngày nay gần 2.000 năm, được tìm thấy tại một số địa phương ở khu vực miền Bắc Việt Nam.

Những "con hổ" này có miệng hướng lên trên, được cánh mày râu xưa sử dụng vào mục đích đựng nước tiểu. .

Những "con hổ" này có miệng hướng lên trên, được cánh mày râu xưa sử dụng vào mục đích đựng nước tiểu. .

Có thể coi đây là một dạng "nhà vệ sinh di động" của người xưa, vào thời mà điều kiện vệ sinh của cộng đồng còn nhiều hạn chế.

Có thể coi đây là một dạng "nhà vệ sinh di động" của người xưa, vào thời mà điều kiện vệ sinh của cộng đồng còn nhiều hạn chế.

Đối tượng sử dụng "hổ tử" gồm cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là người cao tuổi gặp khó khăn khi đi lại.

Đối tượng sử dụng "hổ tử" gồm cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là người cao tuổi gặp khó khăn khi đi lại.

Loại bình hình con hổ này có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc.

Loại bình hình con hổ này có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc.

Chúng vốn là vật dụng của những gia đình người Hán sống ở Việt Nam, có thể đã được người dân bản địa sao chép và sử dụng trong đời sống hàng ngày.

Chúng vốn là vật dụng của những gia đình người Hán sống ở Việt Nam, có thể đã được người dân bản địa sao chép và sử dụng trong đời sống hàng ngày.

Theo các nhà nghiên cứu, loại bình tiểu này được phát hiện sớm nhất ở nền văn hóa Lương Chử, cách ngày nay 4.000-5.300 năm.

Theo các nhà nghiên cứu, loại bình tiểu này được phát hiện sớm nhất ở nền văn hóa Lương Chử, cách ngày nay 4.000-5.300 năm.

Bình có tạo dáng hình con hổ sớm nhất được làm bằng đồng, có niên đại cuối thời Xuân Thu, thế kỷ 5 TCN.

Bình có tạo dáng hình con hổ sớm nhất được làm bằng đồng, có niên đại cuối thời Xuân Thu, thế kỷ 5 TCN.

Đến thời Hán (206-220 TCN), tạo hình của bình đã rất ổn định, đến cuối thời Lục Triều (thế kỷ 6) dần trở nên ít phổ biến.

Đến thời Hán (206-220 TCN), tạo hình của bình đã rất ổn định, đến cuối thời Lục Triều (thế kỷ 6) dần trở nên ít phổ biến.

Ngày nay loại bình có chức năng tương tự vẫn được sản xuất và sử dụng phổ biến, có thể tìm mua dễ dàng trên nhiều nền tảng mua sắm trực tuyến.

Ngày nay loại bình có chức năng tương tự vẫn được sản xuất và sử dụng phổ biến, có thể tìm mua dễ dàng trên nhiều nền tảng mua sắm trực tuyến.

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/soi-vat-dung-la-lung-danh-cho-quy-ong-viet-2000-nam-truoc-1676307.html