Sống thấp thỏm dưới chân núi lở

Nhiều ngọn núi ở Nghệ An, Hà Tĩnh sạt lở sau những đợt mưa kéo dài. Người dân sống dưới chân núi lo sợ đất đá tiếp tục ập xuống trong những ngày mưa bão.

 Đợt mưa lũ kéo dài những ngày cuối tháng 10 khiến hàng chục hộ dân sống cạnh núi Chai (xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phải sơ tán. Họ cầu cứu chính quyền khi tình trạng sạt lở núi có thể tiếp diễn, uy hiếp tính mạng và tài sản.

Đợt mưa lũ kéo dài những ngày cuối tháng 10 khiến hàng chục hộ dân sống cạnh núi Chai (xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phải sơ tán. Họ cầu cứu chính quyền khi tình trạng sạt lở núi có thể tiếp diễn, uy hiếp tính mạng và tài sản.

 Núi Chai cao gần 400 m. Đất đá sạt lở đã chôn vùi 5 ha ruộng và 6 ha đất rừng của người dân thôn 6, xã Cẩm Lĩnh.

Núi Chai cao gần 400 m. Đất đá sạt lở đã chôn vùi 5 ha ruộng và 6 ha đất rừng của người dân thôn 6, xã Cẩm Lĩnh.

 Lở núi đã ảnh hưởng trực tiếp ít nhất 58 hộ dân. Trong đó, 7 hộ đã làm nhà ở và 51 hộ xây dựng trang trại dưới chân các ngọn núi sạt lở.

Lở núi đã ảnh hưởng trực tiếp ít nhất 58 hộ dân. Trong đó, 7 hộ đã làm nhà ở và 51 hộ xây dựng trang trại dưới chân các ngọn núi sạt lở.

 Ông Lê Ngọc Thủy (50 tuổi, ở thôn 6, xã Cẩm Lĩnh) kể trong đợt mưa hồi cuối tháng 10, phía sau núi Chai phát ra tiếng nổ lớn. Sau đó, đất đá trên đỉnh núi ùn ùn sạt xuống vùi lấp ao cá, đất nông nghiệp.

Ông Lê Ngọc Thủy (50 tuổi, ở thôn 6, xã Cẩm Lĩnh) kể trong đợt mưa hồi cuối tháng 10, phía sau núi Chai phát ra tiếng nổ lớn. Sau đó, đất đá trên đỉnh núi ùn ùn sạt xuống vùi lấp ao cá, đất nông nghiệp.

 “Cả nhà đang ăn cơm thì có tiếng nổ lớn, sau đó mặt đất bắt đầu rung lên. Tôi chạy ra xem thì đất đá trên núi đã tràn xuống trang trại. Năm người trong gia đình chạy băng qua ruộng để thoát thân”, ông Thủy kể. Trong ảnh là dãy cọc bê tông làm hàng rào trang trại bị đổ gãy, vùi lấp dưới lớp bùn sâu 1 m.

“Cả nhà đang ăn cơm thì có tiếng nổ lớn, sau đó mặt đất bắt đầu rung lên. Tôi chạy ra xem thì đất đá trên núi đã tràn xuống trang trại. Năm người trong gia đình chạy băng qua ruộng để thoát thân”, ông Thủy kể. Trong ảnh là dãy cọc bê tông làm hàng rào trang trại bị đổ gãy, vùi lấp dưới lớp bùn sâu 1 m.

 Nhiều diện tích rừng và đất sản xuất nông nghiệp bị đất đá vùi lấp.

Nhiều diện tích rừng và đất sản xuất nông nghiệp bị đất đá vùi lấp.

 Cách đó không xa, núi Bục (ở thôn 3, xã Cẩm Lĩnh) cũng bị sạt lở. Hàng nghìn khối đất và đá mồ côi ập xuống, bẻ gãy nhiều diện tích keo tràm, đất nông nghiệp của người dân.

Cách đó không xa, núi Bục (ở thôn 3, xã Cẩm Lĩnh) cũng bị sạt lở. Hàng nghìn khối đất và đá mồ côi ập xuống, bẻ gãy nhiều diện tích keo tràm, đất nông nghiệp của người dân.

 Ông Nguyễn Canh Tuất (69 tuổi, ở thôn 3, xã Cẩm Lĩnh) nói rằng rất may là đất đá sạt lở không tràn vào nhà dân. Tuy nhiên, hàng chục hộ sống dưới chân núi đang thấp thỏm lo sợ ngọn núi có thể ập xuống bất cứ lúc nào.

Ông Nguyễn Canh Tuất (69 tuổi, ở thôn 3, xã Cẩm Lĩnh) nói rằng rất may là đất đá sạt lở không tràn vào nhà dân. Tuy nhiên, hàng chục hộ sống dưới chân núi đang thấp thỏm lo sợ ngọn núi có thể ập xuống bất cứ lúc nào.

 “Nhìn đất đá ào ào đổ xuống ai cũng bất an. Giờ cứ mưa gió là phải di chuyển đến nơi an toàn, không biết lúc nào nó lại sập xuống”, ông Tuất cho hay.

“Nhìn đất đá ào ào đổ xuống ai cũng bất an. Giờ cứ mưa gió là phải di chuyển đến nơi an toàn, không biết lúc nào nó lại sập xuống”, ông Tuất cho hay.

 Theo lãnh đạo địa phương, sạt lở tại các dãy núi đã vùi lấp nhiều diện tích đất nông nghiệp và uy hiếp nhà dân dưới chân núi. Xã đã xin ý kiến huyện về việc hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, đảm bảo an toàn khi sạt lở xảy ra. Thời gian tới, chính quyền sẽ định hướng cho người dân chuyển đổi chỗ đất ruộng bị vùi lấp sang loại cây trồng khác. Trong ảnh, một đoạn đường ở xã Cẩm Lĩnh bị đất đá vùi lấp sâu gần 1 m.

Theo lãnh đạo địa phương, sạt lở tại các dãy núi đã vùi lấp nhiều diện tích đất nông nghiệp và uy hiếp nhà dân dưới chân núi. Xã đã xin ý kiến huyện về việc hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, đảm bảo an toàn khi sạt lở xảy ra. Thời gian tới, chính quyền sẽ định hướng cho người dân chuyển đổi chỗ đất ruộng bị vùi lấp sang loại cây trồng khác. Trong ảnh, một đoạn đường ở xã Cẩm Lĩnh bị đất đá vùi lấp sâu gần 1 m.

 Còn tại xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An), một phần ngọn núi bản Bủng Sát đã xuất hiện vết nứt lớn. Sụt lún kéo dài hàng trăm mét sau đợt mưa kéo dài vừa qua.

Còn tại xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An), một phần ngọn núi bản Bủng Sát đã xuất hiện vết nứt lớn. Sụt lún kéo dài hàng trăm mét sau đợt mưa kéo dài vừa qua.

 Chính quyền địa phương cho biết 17 hộ dân dưới chân núi chịu ảnh hưởng trực tiếp khi ngọn núi sạt lở. Xã đã bố trí lực lượng túc trực tại hiện trường để cảnh báo người dân không qua lại khu vực nguy hiểm.

Chính quyền địa phương cho biết 17 hộ dân dưới chân núi chịu ảnh hưởng trực tiếp khi ngọn núi sạt lở. Xã đã bố trí lực lượng túc trực tại hiện trường để cảnh báo người dân không qua lại khu vực nguy hiểm.

 Hơn 50 nhân khẩu thuộc các hộ sống cạnh vị trí núi đứt gãy đã di dời nhà cửa đến nơi an toàn. Nhiều người dân phải sống nhờ ở nhà người thân.

Hơn 50 nhân khẩu thuộc các hộ sống cạnh vị trí núi đứt gãy đã di dời nhà cửa đến nơi an toàn. Nhiều người dân phải sống nhờ ở nhà người thân.

Khoảnh khắc núi sạt lở làm 1 người mất tích Ba người bị thương và 1 nạn nhân mất tích khi ngọn núi ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam sạt lở xuống đường.

Phạm Trường - Hoàng An

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/song-thap-thom-duoi-chan-nui-lo-post1152569.html