Starbucks ở Nhật Bản có cửa hàng đầu tiên dành cho người khiếm thính

Với hy vọng mang cà phê đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn, Starbucks gần đây đã khai trương cửa hàng đầu tiên dành cho người khiếm thính tại thành phố Kunitachi, Nhật Bản - nơi được xem là có tỷ lệ dân số mắc câm điếc cao.

Starbucks cho biết đây chính là cửa hàng thứ 5 trong chuỗi cửa hàng Signing Store (tạm dịch: Cửa hàng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu) trên thế giới của thương hiệu cà phê nổi tiếng này.

Cửa hàng Starbucks dành cho người khiếm thính ở thành phố Kunitachi, Nhật Bản.

Cửa hàng Starbucks dành cho người khiếm thính ở thành phố Kunitachi, Nhật Bản.

Mục đích của Starbucks là tạo ra một môi trường dành cho mọi đối tượng khách hàng, thúc đẩy sự đa dạng và tăng khả năng tiếp cận cho người câm điếc. Công ty còn cho biết sẽ có 19 nhân viên khiếm thính hỗ trợ cho các vị khách đặc biệt này.

Hiện có 19 nhân viên người khiếm thính đang làm việc tại cửa hàng Signing Store của Starbucks ở Nhật Bản.

Hiện có 19 nhân viên người khiếm thính đang làm việc tại cửa hàng Signing Store của Starbucks ở Nhật Bản.

Nhân viên Starbucks giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Nhân viên Starbucks giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Hiện tại, với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, cửa hàng sẽ chỉ bán mang về và khách hàng phải lấy số xếp hàng trước khi mua thức uống nhằm đảm bảo sự an toàn cho tất cả các khách hàng và tránh tình trạng quán quá đông người.

Mặc dù quán cà phê này được thiết kế dành cho những người câm điếc nhưng tất cả mọi người bất kể ai cũng có thể đến đây trải nghiệm. Sẽ có một bảng menu chuyên dụng, các công cụ viết cũng như các ký hiệu đặc biệt nhằm hỗ trợ những khách hàng không biết sử dụng ngôn ngữ ký hiệu giao tiếp với nhân viên.

Những quán cà phê kiểu này có các đặc điểm độc đáo như: Logo Starbucks với cử chỉ tay, các đồ dùng với hình ảnh xoay quanh ngôn ngữ dành cho người câm điếc và các sản phẩm công nghệ như máy tính bảng, bảng điều khiển đặt hàng nhằm hỗ trợ cho việc giao tiếp giữa nhân viên và khách hàng.

Những quán cà phê kiểu này có các đặc điểm độc đáo như: Logo Starbucks với cử chỉ tay, các đồ dùng với hình ảnh xoay quanh ngôn ngữ dành cho người câm điếc và các sản phẩm công nghệ như máy tính bảng, bảng điều khiển đặt hàng nhằm hỗ trợ cho việc giao tiếp giữa nhân viên và khách hàng.

Theo Starbucks, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn về hình thức gọi món ở cửa hàng như chuyển đổi lời nói thành văn bản thông qua máy tính bảng, chỉ vào các đồ uống trên menu hoặc viết ra sổ tay.

Không chỉ dành cho người câm điếc, cửa hàng cũng chào đón bất kỳ khách hàng bình thường nào muốn đến đây trải nghiệm.

Không chỉ dành cho người câm điếc, cửa hàng cũng chào đón bất kỳ khách hàng bình thường nào muốn đến đây trải nghiệm.

Ông Ryotaro Sato, Quản lý cửa hàng chia sẻ mô hình này sẽ cung cấp cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp cho cộng đồng người khiếm thính trên khắp nước Nhật bởi họ thực sự là những người có tài năng.

Được biết, đây hiện là cửa hàng Signing Store đầu tiên của tại xứ sở hoa anh đào. Tuy nhiên, trước đó thương hiệu cà phê nổi tiếng này cũng đã sở hữu 4 cửa hàng với hình thức sử dụng ngôn ngữ ký hiệu như vậy tại Mỹ, Trung Quốc và Malaysia. Cửa hàng cà phê dành cho người câm điếc được hãng Starbucks ra mắt lần đầu tiên tại Kuala Lumpur, Malaysia vào năm 2016.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 466 triệu người trên toàn thế giới bị khiếm thính. Dự đoán con số này có khả năng sẽ tăng gấp đôi trong 30 năm tới. Việc thu hẹp khoảng cách giữa những người khuyết tật với các địa điểm công cộng như quán cà phê, nhà hàng, quầy bách hóa và các cơ sở kinh doanh khác thật sự là một bước tiến lớn trong xã hội ngày nay. Điều này không chỉ giúp họ hòa nhập cộng đồng mà còn mang ý nghĩa giáo dục rất lớn về thái độ ứng xử với người kém may mắn, hơn nữa còn thúc đẩy xã hội thay đổi theo hướng tích cực.

Tú Uyên

The Bored Panda

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/hht-ban-do-thanh-pho/starbucks-o-nhat-ban-co-cua-hang-dau-tien-danh-cho-nguoi-khiem-thinh-1683973.tpo