Startup Việt còn thiếu gì trong bối cảnh hội nhập?

Trong quá trình hội nhập, khi doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, doanh nghiệp nội địa sẽ khó cạnh tranh được khi doanh nghiệp nước ngoài đã có thời gian phát triển, mạng lưới quan hệ, đối tác rộng khắp thì doanh nghiệp nội địa sẽ mất dần thị trường.

Hiện Việt Nam đang có khoảng hơn 1.500 startup hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Xét theo mật độ các công ty khởi nghiệp trên đầu người thì tỷ lệ ở Việt Nam thậm chí cao hơn nhiều quốc gia khác như Trung Quốc Ấn Độ, hay Indonesia.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện nay có khoảng 2.100 công ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2.300 công ty tại Trung Quốc và 7.500 tại Ấn Độ.

Tuy nhiên, trong số các startup mới ra đời, chỉ có 3% là thực sự thành công, thỏa mãn được một trong các tiêu chí: Được định giá từ 10 triệu USD trở lên, doanh thu từ 2 triệu USD, có từ 100 nhân viên, đã gọi vốn vòng 2 hoặc đã bán được công ty với giá tốt.

Trong số 3% công ty được xem là thành công này, kết quả khảo sát cho thấy độ tuổi trung bình khi họ khởi nghiệp là 28,8; 78% từng làm thuê hoặc khởi nghiệp thất bại ở 2 công ty trước đây; 45% từng học hoặc làm việc tại nước ngoài trước khi về nước khởi nghiệp; thời gian trung bình dành cho startup đến lúc thành công là 5, đến 7 năm.

Đặc biệt trong quá trình hội nhập, khi doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, doanh nghiệp nội địa sẽ khó cạnh tranh được khi doanh nghiệp nước ngoài đã có thời gian phát triển, mạng lưới quan hệ, đối tác rộng khắp thì doanh nghiệp nội địa sẽ mất dần thị trường.

Startup Việt còn thiếu gì trong bối cảnh hội nhập?

Startup Việt còn thiếu gì trong bối cảnh hội nhập?

TS. Vũ Duy Thức - Giám đốc đầu tư Quỹ Do Ventures đánh giá, một trong những điểm yếu của hệ sinh thái Việt Nam chính là tính thiếu kết nối. Ông cho biết, đã có không ít startup thành công tại Việt Nam, nhưng lại chưa biết liên kết cùng nhau nhằm tạo ra một cộng đồng mạnh.

Với cương vị mới tại Do Ventures, ông Thức kì vọng có thể tạo thêm nhiều cơ hội kết nối các tài năng Việt, các chuyên gia hàng đầu trên thế giới để xây dựng đội ngũ, đẩy nhanh phát triển sản phẩm, hỗ trợ tài chính, kết nối với các startup với nhau.

Còn theo ông Richard Triều Phạm - Phó tổng giám đốc Tài chính Tiki, startup Việt Nam còn thiếu kỹ năng, chuyên môn sâu về kỹ thuật và kinh doanh, khả năng tiếp cận nguồn vốn còn hạn chế, cũng như chưa có nhiều ý tưởng và sáng kiến để bứt phá.

Tuy nhiên, vị chuyên gia lạc quan rằng các startup Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển nhanh hơn so với các khu vực khác vì Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực và thế giới.

Từ đó còn rất nhiều cơ hội từ "đại dương xanh" để các doanh nghiệp tiếp tục khám phá và tận dụng. Bên cạnh đó, cơ cấu dân số trẻ, có trình độ học vấn và khả năng thích ứng cao cũng tạo nền tảng tốt.

Ông Richard Triều Phạm kỳ vọng sẽ có nhiều nguồn vốn tiếp tục được đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ trên tất cả các lĩnh vực trong vài năm tới. Dù vẫn còn một số hạn chế để các công ty khởi nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng các nhà đầu tư quốc tế tiềm năng do một số rào cản về thông thương, đi lại, nhưng với sự phát triển của công nghệ thông tin, những hạn chế này vẫn có thể được khắc phục nhanh chóng.

Việt Hưng

Nguồn Nhà Quản Trị: http://theleader.vn/startup-viet-con-thieu-gi-trong-boi-canh-hoi-nhap-1605518653402.htm