Stress gây rối loạn tình dục như thế nào?
Khi bạn mang theo căng thẳng về công việc, tiền bạc, gia đình vào phòng ngủ là bạn đang tự giết chết ham muốn của mình. Nên kiểm soát stress để tận hưởng một đời sống tình dục như ý.
Stress ảnh hưởng đến chuyện ấy ở nam giới như thế nào?
Stress có ảnh hưởng xấu đến tình trạng tinh thần, thể chất và giấc ngủ. Mất ngủ làm cho tâm trí không thanh thản và vì thế ảnh hưởng đến chức năng tình dục, giảm tần suất quan hệ tình dục hay giảm ham muốn. Trạng thái mạnh yếu về tâm lý cũng tỷ lệ thuận với mức độ rối loạn.
Khi đàn ông gặp áp lực và căng thẳng sẽ làm suy giảm hormone testosterone trong cơ thể, từ đó nam giới không có những ý nghĩ, ham muốn tình dục thậm chí gây rối loạn cương dương và tình trạng này lại gây ra những lo lắng và hậu quả là tạo ra vòng luẩn quẩn. Đi kèm với suy giảm ham muốn, stress, tinh thần luôn lo âu khiến nam giới dễ mất hưng phấn và khó lên đỉnh. Chất lượng tinh trùng cũng giảm.
Ở nhiều người, stress nặng có thể dẫn đến sự suy kiệt, rối loạn cơn đau và rối loạn lo lắng. Hệ quả của các chứng bệnh này là mất hứng thú tình dục hay mất khả năng quan hệ tình dục. Vì vậy khi thấy giảm ham muốn, giảm tần suất quan hệ tình dục hay có rối loạn về cương dương, cần loại trừ yếu tố stress trước tiên. Nhìn chung, nam giới bị rối loạn cương dương do stress thường xảy ra ở những người đàn ông ở độ tuổi từ 35 - 49, giữ những trọng trách và phải lao động bằng trí óc nhiều hoặc gặp khó khăn trong công việc, lo lắng về sức khỏe và tiền bạc…
Stress có ảnh hưởng xấu đến tinh thần, thể chất và cả giấc ngủ. Sự mất ngủ làm cho tâm trí không thanh thản và vì thế có ảnh hưởng đến tình dục. Những rối loạn về cương dương không phụ thuộc vào tuổi mà thay đổi theo từng cá thể và cách kiểm soát stress của mỗi người. Tuy nhiên có những trường hợp dù chịu áp lực, nhưng biết gạt chúng ra khỏi giường ngủ, quan hệ tình dục đều đặn, thường xuyên "đạt đỉnh", có thể giảm cường độ của stress.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng những nam giới bị stress và lo âu sản sinh ra ít tinh dịch hơn, đồng thời mật độ và số lượng tinh trùng đều giảm hơn. "Tinh binh" của những người có mức độ lo âu cao nhất nhiều khả năng bị dị dạng và ít hoạt động nhất. Hơn nữa, những nam giới đang trong quá trình khám và điều trị hiếm muộn thường có mức độ stress cao hơn người bình thường.
Stress gây suy giảm tình dục nữ ra sao?
Phụ nữ là đối tượng rất dễ bị stress tấn công. Do đặc điểm tâm sinh lý, phụ nữ dễ nhạy cảm với những tổn thương, bất trắc, mất mát trong cuộc sống. Stress ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, do lượng hormon sinh dục nữ bị giảm. Stress làm giảm hứng thú, ảnh hưởng đến tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận và buồng trứng. Nếu buồng trứng của phụ nữ không hoạt động bình thường, chu kì kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng. Chu kỳ của phụ nữ có thể trở nên bất thường hoặc có thể vô kinh (tuy nhiên không phải là một tình trạng vĩnh viễn). Nếu muốn mang thai, phụ nữ cần phải giảm stress.
Khi bị stress, nồng độ hormon chi phối cảm xúc trong cơ thể giảm sút nhanh, nếu bản thân không hóa giải thì cường độ của stress sẽ càng lớn hơn và ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Sức miễn dịch của cơ thể trước bệnh tật sẽ kém hơn. Đặc biệt với phụ nữ bị stress, sẽ mất dần ham muốn tình dục, không đạt được cực khoái và đau khi giao hợp. Những trường hợp này bệnh nhân thường tìm cách lảng tránh đối tác đề cập đến tình dục, ngay cả vợ chồng cũng không trao đổi, tâm sự với nhau.
Lời khuyên của bác sĩ
Về mặt thể chất, stress gây trở ngại cho ham muốn tình dục ở cả 2 giới vì làm giảm hàm lượng testosterone. Hơn nữa, hormon stress adrenaline, vốn được tiết ra trong cơ thể khi gặp stress đã ngăn cản dòng máu đến các cơ quan tình dục. Vì thế để ngăn ngừa stress gây ảnh hưởng đến chuyện ấy, các bạn nên thực hiện:
Duy trì lối sống lành mạnh.
Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, luyện tập điều độ và ngủ đủ sẽ giúp bạn đương đầu với stress, duy trì thể hình và giữ cân bằng các hormon. Lựa chọn các thực phẩm làm giảm stress và các thực phẩm chống stress. Nên ăn bánh mì nguyên cám, mì ống và ngũ cốc. Tăng cường các loại rau, trái tươi như rau chân vịt, quả bơ, đu đủ...
Kiềm chế cảm xúc tốt, tạo nhiều mối quan hệ tích cực, lành mạnh.
Hãy chủ động thoát khỏi những mối quan hệ độc hại, kết bạn với những người tích cực.
Nên chia sẻ với gia đình, người thân, bác sĩ tâm lý mỗi khi bạn gặp khó khăn trong cuộc sống.