Su-30SM Nga trang bị tên lửa siêu thanh, đặt Đông Âu dưới tầm không chế

Không quân Nga có kế hoạch trang bị tên lửa siêu thanh Kh-32 cho Su-30SM, tên lửa này có thể tiêu diệt mục tiêu mặt đất, mặt biển trong phạm vi đến 1.000 km; đặt các quốc gia đặt Đông Âu dưới tầm khống chế của loại tên lửa này.

Ngày 12/8, trang web "Izvestia" của Nga đã đăng một bài viết có tựa đề: " Tiêm kích Su-30SM sẽ được nâng cấp lớn", trong đó trọng tâm sẽ trang bị tên lửa hành trình không đối đất hạng nặng cho loại chiến đấu cơ này. Ảnh: Su-30SM của Không quân Nga - Nguồn: RIA

Ngày 12/8, trang web "Izvestia" của Nga đã đăng một bài viết có tựa đề: " Tiêm kích Su-30SM sẽ được nâng cấp lớn", trong đó trọng tâm sẽ trang bị tên lửa hành trình không đối đất hạng nặng cho loại chiến đấu cơ này. Ảnh: Su-30SM của Không quân Nga - Nguồn: RIA

Su-30SM là phiên bản cải tiến của dòng Su-27 nổi tiếng, được chế tạo riêng cho Không quân Nga sử dụng; Su-30SM thiết kế dựa trên hình dáng khí động học của phiên bản Su-30MKI mà Nga phát triển cho Ấn Độ. Ảnh: Su-30MKI của Không quân Ấn Độ - Nguồn: PTI

Su-30SM là phiên bản cải tiến của dòng Su-27 nổi tiếng, được chế tạo riêng cho Không quân Nga sử dụng; Su-30SM thiết kế dựa trên hình dáng khí động học của phiên bản Su-30MKI mà Nga phát triển cho Ấn Độ. Ảnh: Su-30MKI của Không quân Ấn Độ - Nguồn: PTI

So với Su-30MKI của Ấn Độ, Su-30SM có những cải tiến lớn, khi được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động PESA và các thiết bị điện tử hàng không tiên tiến khác. Ảnh: Radar PESA lắp trên Su-30SM - Nguồn: RIA.

So với Su-30MKI của Ấn Độ, Su-30SM có những cải tiến lớn, khi được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động PESA và các thiết bị điện tử hàng không tiên tiến khác. Ảnh: Radar PESA lắp trên Su-30SM - Nguồn: RIA.

Su-30SM bay thử lần đầu tiên vào tháng 9/2012 và đã trải qua thực chiến ở Syria từ năm 2015. Đánh giá hiệu suất chiến đấu toàn diện của Su-30SM là tốt hơn so với phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ; mặc dù Su-30MKI được trang bị các thiết bị điện tử của Pháp và Israel. Ảnh: Su-30MKI của Không quân Ấn Độ - Nguồn: PTI

Su-30SM bay thử lần đầu tiên vào tháng 9/2012 và đã trải qua thực chiến ở Syria từ năm 2015. Đánh giá hiệu suất chiến đấu toàn diện của Su-30SM là tốt hơn so với phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ; mặc dù Su-30MKI được trang bị các thiết bị điện tử của Pháp và Israel. Ảnh: Su-30MKI của Không quân Ấn Độ - Nguồn: PTI

Su-30SM được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không cả ban ngày lẫn ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, bằng nhiều loại vũ khí khác nhau; khi tiến công mục tiêu mặt đất, Su-30SM dùng phong tỏa các sân bay của đối phương trong chiều sâu phòng thủ lớn, tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển. Ảnh: Su-30SM của Không quân Nga - Nguồn: Sina.

Su-30SM được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không cả ban ngày lẫn ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, bằng nhiều loại vũ khí khác nhau; khi tiến công mục tiêu mặt đất, Su-30SM dùng phong tỏa các sân bay của đối phương trong chiều sâu phòng thủ lớn, tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển. Ảnh: Su-30SM của Không quân Nga - Nguồn: Sina.

Còn tên lửa Kh-32 (tiếng Nga X-32) là loại tên lửa hành trình sử dụng nhiên liệu lỏng, phóng từ trên không, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt biển và mặt đất; Kh-32 là phiên bản nâng cấp của tên lửa diệt hạm tầm xa Raguda Kh-22 được chế tạo dưới thời Liên Xô. Ảnh: Tên lửa Kh-32 được trang bị cho máy bay ném bom Tu-22M3 - Nguồn: RIA.

Còn tên lửa Kh-32 (tiếng Nga X-32) là loại tên lửa hành trình sử dụng nhiên liệu lỏng, phóng từ trên không, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt biển và mặt đất; Kh-32 là phiên bản nâng cấp của tên lửa diệt hạm tầm xa Raguda Kh-22 được chế tạo dưới thời Liên Xô. Ảnh: Tên lửa Kh-32 được trang bị cho máy bay ném bom Tu-22M3 - Nguồn: RIA.

Tên lửa diệt hạm Kh-22 được phương Tây ví là "sát thủ tàu sân bay", được Liên Xô thiết kế để tấn công các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, nhưng cũng có thể được dùng để tấn công các mục tiêu trên bộ. Trước đây, Kh-22 chỉ được trang bị cho máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3. Ảnh: Tên lửa chống hạm Kh-22 - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa diệt hạm Kh-22 được phương Tây ví là "sát thủ tàu sân bay", được Liên Xô thiết kế để tấn công các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, nhưng cũng có thể được dùng để tấn công các mục tiêu trên bộ. Trước đây, Kh-22 chỉ được trang bị cho máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3. Ảnh: Tên lửa chống hạm Kh-22 - Nguồn: Wikipedia.

Bản nâng cấp Kh-32 là một loại tên lửa hành trình lưỡng dụng, nó có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu đang vận động. Để xuyên thủng vỏ thép của tàu sân bay, tên lửa sử dụng đầu đạn có sức công phá cao. Một vài tên lửa như vậy có thể tiêu diệt hoặc làm tê liệt một tàu sân bay. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 của Nga phóng tên lửa hành trình Kh-32 - Nguồn: RIA.

Bản nâng cấp Kh-32 là một loại tên lửa hành trình lưỡng dụng, nó có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu đang vận động. Để xuyên thủng vỏ thép của tàu sân bay, tên lửa sử dụng đầu đạn có sức công phá cao. Một vài tên lửa như vậy có thể tiêu diệt hoặc làm tê liệt một tàu sân bay. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 của Nga phóng tên lửa hành trình Kh-32 - Nguồn: RIA.

Tất cả các thông số về hiệu suất của tên lửa Kh-32 đều tốt hơn so với tên lửa nguyên mẫu Kh-22 được chế tạo dưới thời Liên Xô. Kh-32 có thể đạt tốc độ tối đa gấp 5 lần tốc độ âm thanh ở độ cao 40.000 m, với tốc độ như vậy, Kh-32 được xếp vào loại tên lửa siêu thanh. Ảnh: Đồ họa Tên lửa Kh-32 - Nguồn: Wikipedia.

Tất cả các thông số về hiệu suất của tên lửa Kh-32 đều tốt hơn so với tên lửa nguyên mẫu Kh-22 được chế tạo dưới thời Liên Xô. Kh-32 có thể đạt tốc độ tối đa gấp 5 lần tốc độ âm thanh ở độ cao 40.000 m, với tốc độ như vậy, Kh-32 được xếp vào loại tên lửa siêu thanh. Ảnh: Đồ họa Tên lửa Kh-32 - Nguồn: Wikipedia.

Với lượng nhiên liệu nhiều hơn, giúp tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu trong cự ly đến 1.000 km. Đầu tự dẫn chống nhiễu mới là nội dung nâng cấp quan trọng của Kh-32, giúp tên lửa có thể thâm nhập một cách đáng tin cậy các hệ thống phòng không mạnh nhất, kể cả vượt qua hệ thống phòng thủ của các nhóm tác chiến tàu sân bay. Ảnh: Tên lửa Kh-32 lắp dưới cánh máy bay Tu-22M3 - Nguồn: RIA

Với lượng nhiên liệu nhiều hơn, giúp tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu trong cự ly đến 1.000 km. Đầu tự dẫn chống nhiễu mới là nội dung nâng cấp quan trọng của Kh-32, giúp tên lửa có thể thâm nhập một cách đáng tin cậy các hệ thống phòng không mạnh nhất, kể cả vượt qua hệ thống phòng thủ của các nhóm tác chiến tàu sân bay. Ảnh: Tên lửa Kh-32 lắp dưới cánh máy bay Tu-22M3 - Nguồn: RIA

Nếu Su-30SM có thể được trang bị tên lửa này, thì bất kỳ trung đoàn hàng không tiền tuyến nào của Nga sẽ có khả năng chiến đấu rất cao. Một chiếc Su-30SM có thể mang theo một quả tên lửa Kh-32 dưới móc treo dưới bụng của máy bay. Ảnh: Máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM trong một cuộc huấn luyện- Nguồn: RIA

Nếu Su-30SM có thể được trang bị tên lửa này, thì bất kỳ trung đoàn hàng không tiền tuyến nào của Nga sẽ có khả năng chiến đấu rất cao. Một chiếc Su-30SM có thể mang theo một quả tên lửa Kh-32 dưới móc treo dưới bụng của máy bay. Ảnh: Máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM trong một cuộc huấn luyện- Nguồn: RIA

Khi được trang bị tên lửa không đối đất hạng nặng tầm xa, Su-30SM có thể hỗ trợ cho máy bay ném bom chiến lược Tu-22 và cường kích Su-34; giúp tăng tiềm lực tấn công mặt đất của Nga cả về cấp độ tác chiến và chiến lược. Ảnh: Su-30SM của Không quân Nga - Nguồn: RIA

Khi được trang bị tên lửa không đối đất hạng nặng tầm xa, Su-30SM có thể hỗ trợ cho máy bay ném bom chiến lược Tu-22 và cường kích Su-34; giúp tăng tiềm lực tấn công mặt đất của Nga cả về cấp độ tác chiến và chiến lược. Ảnh: Su-30SM của Không quân Nga - Nguồn: RIA

Việc Nga trang bị tên lửa hành trình lưỡng dụng Kh-32 cho máy bay Su-30SM, sẽ nâng tầm chiến đấu của số máy bay này trong các trung đoàn không quân tiền tuyến của Nga, hiện đang triển khai giáp Ucraina và Belarus; đặt toàn bộ các mục tiêu ở khu vực Đông Âu dưới tầm khống chế của loại tên lửa này. Ảnh: Su-30SM của Không quân Nga - Nguồn: RIA

Việc Nga trang bị tên lửa hành trình lưỡng dụng Kh-32 cho máy bay Su-30SM, sẽ nâng tầm chiến đấu của số máy bay này trong các trung đoàn không quân tiền tuyến của Nga, hiện đang triển khai giáp Ucraina và Belarus; đặt toàn bộ các mục tiêu ở khu vực Đông Âu dưới tầm khống chế của loại tên lửa này. Ảnh: Su-30SM của Không quân Nga - Nguồn: RIA

Không chỉ trang bị tên lửa Kh-32, nguồn tin từ ngành công nghiệp quân sự Nga tiết lộ, tiêm kích Su-30SM cũng sẽ được nâng cấp các thiết bị điện tử để có thể sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau và việc nâng cấp máy bay chiến đấu Su-30SM sẽ được hoàn thành trong năm nay. Ảnh: Su-30SM của Không quân Nga - Nguồn: RIA

Không chỉ trang bị tên lửa Kh-32, nguồn tin từ ngành công nghiệp quân sự Nga tiết lộ, tiêm kích Su-30SM cũng sẽ được nâng cấp các thiết bị điện tử để có thể sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau và việc nâng cấp máy bay chiến đấu Su-30SM sẽ được hoàn thành trong năm nay. Ảnh: Su-30SM của Không quân Nga - Nguồn: RIA

Video Su-30MK2 Không quân Việt Nam diễn tập bắn đạn thật dồn đập - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/su-30sm-nga-trang-bi-ten-lua-sieu-thanh-dat-dong-au-duoi-tam-khong-che-1422732.html