Su-35 vờn F-22 trên bầu trời Syria, vũ khúc gay cấn 'tiềm ẩn chết chóc'

Lần đầu tiên trên bầu trời Syria cùng xuất hiện hai loại tiêm kích đối trọng được coi là mạnh nhất hiện nay trên thế giới hiện nay. F-22 của Mỹ và F-35 của Nga. Mới đây nhất F-22 và Su-35 đã có màn chạm chán tại gây nên nhiều điều thú vị.

Hãng CNN dẫn lời người đại diện của Không quân Mỹ, ông Damien Pickart vừa chính thức xác nhận về vụ việc ngày 23-11 và cho biết, do 2 chiếc F-22 của Mỹ phát hiện 2 cường kích Su-25 của Nga đã âm thầm xâm phạm ranh giới phân tách lực lượng 2 nước nằm dọc sông Euphrates, điều được cho là có thể gây nguy hiểm cho lực lượng đồng minh của Mỹ chống IS bên dưới.

Phi đội tiêm kích F-22 đã lập tức được triển khai áp sát máy bay Nga.

"Chiến đấu cơ Su-25 đã bay ở khoảng cách rất gần chiếc F-22 của chúng tôi đến mức F-22 phải chủ động di chuyển để tránh một vụ va chạm trên không", Thượng tá Damien Pickart, phát ngôn viên Bộ Chỉ huy trung tâm không quân Mỹ cho biết.

Nhằm đảm bảo an toàn cho cả 2 bên vì một tình huống không đáng có, tiêm kích tàng hình Mỹ đã bắn một vài phát pháo sáng cảnh cáo ở khoảng cách gần, đồng thời liên lạc với các phi công Nga trên đường dây khẩn cấp để yêu cầu các tiêm kích Su-25 lập tức rời khỏi khu vực trên.

Dù mọi chuyện sau đó được cả 2 bên giải quyết êm thấm nhưng vụ việc diễn ra kéo dài trong khoảng thời gian tới 40 phút trước khi các máy bay Su-25 của Nga bay về phía bờ Tây của sông Euphrates.

Thượng tá Damien Pickart còn cho biết thêm rằng, khi vụ việc xảy ra, một chiếc tiêm kích Su-35 cũng đã có mặt khi nó đang bay tuần tra gần đó nhưng đã nhanh chóng bị áp sát bởi nhiều tiêm kích F-22 khác của Mỹ.

Sau khi Mỹ cáo buộc Su-25 áp sát F-22 và bị Mỹ ngăn chặn tối 13-12, Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ toàn bộ thông tin này.

"Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ tiếp cận họ từ phía Đông sông Euphrates. Nó bắt đầu bắn phương tiện phản ứng hồng ngoại và can thiệp vào công việc của Su-25 Nga", tuyên bố của Cơ quan quân sự Nga cho biết.

Sau những động tác này, chiếc máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đã phải tiếp cận F-22, kết quả là, chiếc máy bay Mỹ đã vội vã rời khỏi khu vực, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một thông báo chính thức.

Tuy cả Nga và Mỹ đều đưa ra những phát biểu khác nhau về sự việc nhưng màn chạm chán giữa F-22 và Su-35 gây ra nhiều bất ngờ thú vị, vượt ngoài dự liệu của các bên.

Cả hai tiêm kích F-22 và Su-35 đều là những chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới hiện nay.

F-22 thiên về khả năng không chiến tầm xa và năng lực tàng hình.

Trong khi Su-35 lại mạnh về không chiến tầm gần do khả năng siêu cơ động. ,

Những chiếc động cơ Lyulka AL-35F có lực đẩy thường: 7.600 kgf (74.5 kN, 16.750 lbf) mỗi chiếc, và khi đốt nhiên liệu phụ trội lực đẩy tăng lên: 14.500 kgf (142 kN, 31.900 lbf) mỗi chiếc, giúp cho Su-35 có độ cơ động mạnh nhất thế giới hiện nay.

Su-35 có tốc độ tối đa 2.390 km/h, trần hoạt động 18.000 m, trang bị pháo GSh-301 30 mm, 12 mấu cứng có thể gắn tên lửa hoặc bom.

Về kích thước Su-35 dài 21,9 m, cao 5,9m, sải cánh 15,3 m, tải trọng cất cánh tối đa 34,5 tấn.

Su-35 sử dụng radar mảng pha thụ động IRBIS-E (PESA), cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km. Đặc biệt nó có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.

Về phần F-22, loại máy bay nổi tiếng với khả năng tàng hình đỉnh cao, cơ động tốt, trang bị vũ khí tối tân, phần mềm điện tử được nâng cấp liên tục, dù ra đời trước nhưng độ tàng hình của F-22 vượt xa Su-57 rất nhiều.

F-22 mang biệt danh Raptor nghĩa là “Chim ăn thịt” có chuyến bay đầu tiên vào năm 1997, chính thức đi vào biên chế năm 2005, và lần thực chiến đầu tiên trong nhiệm vụ phá hủy bộ chỉ huy của quân khủng bố IS vào năm 2015.

F-22 Raptor dài 18,9m, sải cánh 13,6m, cao 5,10m, trọng lượng rỗng 19,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn.

Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đẩy có buồng đốt phụ Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt, cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2 (2.400km/h).

 Máy bay được trang bị hệ thống radar mạng pha cực mạnh AN/APG-77 có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ một mét vuông ở khoảng cách lên tới 240km. Đây là điều mà không có loại máy bay nào ngoài F-22 có thể làm được.

Máy bay được trang bị hệ thống radar mạng pha cực mạnh AN/APG-77 có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ một mét vuông ở khoảng cách lên tới 240km. Đây là điều mà không có loại máy bay nào ngoài F-22 có thể làm được.

 Về hệ thống vũ khí, ngoài pháo 6 nòng M61A2, F-22 Raptor có ba khoang vũ khí nằm trong thân và các giá treo bên ngoài. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 120km) và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder.

Về hệ thống vũ khí, ngoài pháo 6 nòng M61A2, F-22 Raptor có ba khoang vũ khí nằm trong thân và các giá treo bên ngoài. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 120km) và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder.

 Để tấn công mặt đất, F-22 mang ba bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg hoặc 3 bom GBU-30 JDAM loại 454 kg cùng một số nhỏ tên lửa không đối không. Trong nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo bốn thùng dầu phụ và 8 tên lửa tầm ngắn AIM-9.

Để tấn công mặt đất, F-22 mang ba bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg hoặc 3 bom GBU-30 JDAM loại 454 kg cùng một số nhỏ tên lửa không đối không. Trong nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo bốn thùng dầu phụ và 8 tên lửa tầm ngắn AIM-9.

 Tuy xét về các thông số, Su-35 của Nga yếu thế hơn, năng lực vũ khí một chuyện và năng lực phi công lại là chuyện khác, nhưng trong thực chiến điều bất ngờ nào cũng có thể xảy ra,

Tuy xét về các thông số, Su-35 của Nga yếu thế hơn, năng lực vũ khí một chuyện và năng lực phi công lại là chuyện khác, nhưng trong thực chiến điều bất ngờ nào cũng có thể xảy ra,

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/su35-von-f22-tren-bau-troi-syria-vu-khuc-gay-can-tiem-an-chet-choc/751426.antd