Tờ Frontier India đã đăng tải hình ảnh cho thấy khả năng đa nhiệm của tiêm kích Su-35S của Không quân Nga, khi đang thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không ở khu vực "tác chiến đặc biệt" (chiến trường Ukraine). Ảnh: FI.
Trong ảnh, tiêm kích Su-35S gắn 2 tên lửa không đối không tầm xa R-37M ở giữa cửa hút gió của thân máy bay; 2 tên lửa tầm trung R-77 gắn dưới cửa hút gió. Các giá treo dưới cánh được gắn 2 tên lửa tầm ngắn, dẫn đường bằng hồng ngoại R-73. Ảnh: FI.
Ngoài tên lửa làm nhiệm vụ không đối không trên ra, Su-35S khi làm nhiệm vụ ở Ukraine còn trang bị một tên lửa chống bức xạ Kh-31PM, được gắn dưới cánh trái. Tất cả những tên lửa trên, đều là những mẫu tiên tiến nhất, hiện đang phục vụ trong quân đội Nga. Ảnh: Zvezda.
Mặc dù với lực lượng mỏng yếu, nhưng Không quân Ukraine luôn kiên quyết khẳng định, thậm chí có trường hợp tiêm kích MiG-29 của Ukraine còn tấn công tiêu diệt Su-35 Nga từ phía sau. Nhưng Không quân Ukraine cũng phải thừa nhận, Không quân Nga là đối thủ cực kỳ khủng khiếp cả về quy mô và hiệu suất vũ khí. Ảnh: UA.
Các phi công tiêm kích của Không quân Ukraine vô cùng lo lắng trước việc tiêm kích Su-35S của Nga được trang bị tên lửa không đối không dẫn đường chủ động tầm trung R-77. Đây là loại tên lửa dẫn đường theo kiểu “bắn và quên”, giống như tên lửa AIM-120 của Mỹ. Ảnh: Voij.
Trong khi đó, máy bay MiG-29 và Su-27 của Không quân Ukraine chỉ có thể sử dụng tên lửa tầm trung dẫn đường bằng radar bán chủ động R-27. Đây là loại tên lửa được Liên Xô phát triển từ thập niên 1970, hiện đã rất lạc hậu. Ảnh: Military.
Nhược điểm lớn nhất của tên lửa R-27 là sau khi nó được phóng đi, phi công phải sử dụng radar của máy bay, để liên tục chiếu xạ mục tiêu, nhằm dẫn đường cho tên lửa, cho đến khi tên lửa bắn trúng mục tiêu. Trong giai đoạn này, các máy bay chiến đấu của Ukraine về cơ bản mất khả năng cơ động. Ảnh: Military.
Ngược lại, mặc dù các máy bay chiến đấu của Nga vẫn phải sử dụng một số hỗ trợ chiếu xạ radar, cho tên lửa tầm trung R-77 sau khi phóng, nhưng ở giai đoạn cuối đường bay, sau khi tên lửa khóa mục tiêu, máy bay Nga có thể "quên nó mà không cần quan tâm". Ảnh: Military.
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến máy bay chiến đấu Ukraine phải hoạt động dưới sự bảo vệ tối đa của mạng lưới phòng không của chính họ và chúng thực sự không phải là đối thủ của máy bay chiến đấu Nga. Ảnh: Forces.
Chưa kể tên lửa không đối không tầm xa R-37M, mặc dù tầm bắn tối đa thực tế của nó có thể không phải là 300 km như Nga tuyên bố, nhưng ít nhất có thể là 200 km. Và một số thông tin cho thấy, tên lửa này của Nga đã bắn hạ chiến đấu cơ Ukraine ở cự ly 195 km. Ảnh: Pinterest.
Theo Zvezda, Không quân Nga đã sử dụng tên lửa R-37M trong không chiến, để “bắn tỉa” chiến đấu cơ Ukraine ở khoảng cách xa. Nhưng có vẻ Không quân Nga dường như không sử dụng loại tên lửa này với số lượng lớn và có vẻ như hiệu quả sử dụng thực tế là không tốt lắm. Ảnh: Zvezda.
Trên thực tế, nguồn gốc ban đầu của R-37M là tên lửa không đối không tầm xa R-33 dẫn đường bằng radar bán chủ động, mặc dù Liên Xô tuyên bố rằng tên lửa này có thể so sánh với AIM-54 Phoenix được sử dụng bởi F-14 của Mỹ; nhưng hiệu suất thực tế và độ tin cậy có sự khác biệt lớn. Ảnh: UA.
Có một số dấu hiệu cho thấy, quân đội Nga đang cố gắng sử dụng tên lửa R-77 và R-37M để “bắn tỉa tầm xa”, tiêu diệt máy bay chiến đấu của Ukraine, giống như F-16 của Không quân Pakistan đã làm với MiG-21 của Ấn Độ hay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công các máy bay chiến đấu của Syria bằng tên lửa AIM-120. Ảnh: DCS.
Tuy nhiên Không quân Nga dường như không thành thạo chiến thuật này, vì cả Không quân Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ đều nhận được sự hỗ trợ tích cực từ máy bay cảnh báo sớm của chính họ. Như vậy, đã có sự khác nhau về hiệu suất thực tế và độ tin cậy về máy bay cảnh báo sớm của Nga và các nước trên. Ảnh: Defence.
Cả Không quân Nga và Ukraine đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, dùng trong tác chiến tầm gần. Trên thực tế, giữa Không quân Ukraine và Không quân Nga không có khoảng cách quá lớn về tên lửa tầm gần. Ảnh: Force1.
Những ngày đầu của cuộc xung đột, đã có một số trận không chiến tầm gần giữa máy bay chiến đấu của Nga và Ukraine; nhưng hiện tại, tình huống này hiếm khi xảy ra và cả hai bên đều cực kỳ thận trọng. Ảnh: BOEHTB.
Về tên lửa Kh-31PM, đây là loại tên lửa chống bức xạ tiên tiến nhất của quân đội Nga, được sử dụng từ đầu chiến tranh. Nhưng cũng theo đánh giá cũng không mấy hiệu quả; bằng chứng là nhiều đài radar của Ukraine vẫn hoạt động thường xuyên trong khu vực vùng chiến. Ảnh: Pinterest.
Xét về chế áp phòng không đối phương, Không quân Nga thực sự kém xa so với các đối thủ phương Tây, hiệu suất của các máy bay chiến đấu Sukhoi của Nga được trang bị tên lửa chống bức xạ dòng Kh-31P kém xa so với quân đội Ukraine được trang bị tên lửa AGM-88 HARM trang bị trên MiG-29; đã liên tục tấn công vào radar phòng không Nga, buộc radar phòng không Nga phải tắt. Ảnh: Pinterest.
Tiến Minh (theo Frontier India)