Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 4)
Kể từ cú sốc dầu mỏ những năm 1970, thị trường dầu mỏ đã trở nên hội nhập và liên kết chặt chẽ trên toàn cầu. Một thị trường tương lai sâu sắc và có tính thanh khoản cao đã phát triển mà không tồn tại trước đó khi SPR được thành lập.
Rủi ro hội nhập và sự lây nhiễm thị trường
Hiện có lập luận cho rằng SPR ít cần thiết hơn vì sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của Hoa Kỳ đã giảm không thể chấp nhận được sự xem xét một cách kỹ lưỡng. Mặc dù đúng là nhập khẩu thấp hơn có nghĩa là Hoa Kỳ có thể tuân thủ nghĩa vụ IEA 90 ngày của mình với SPR nhỏ hơn song số ngày nhập khẩu không phải là thước đo phù hợp để đánh giá quy mô tối ưu của SPR.
Trong thị trường dầu mỏ toàn cầu hóa, nguy cơ thực sự về sự gián đoạn nguồn cung dầu đối với nền kinh tế Hoa Kỳ không nằm ở những thùng dầu vật chất có thể bị ngăn không cho đến được Hoa Kỳ mà nằm ở những tác động lan tỏa về tài chính và kinh tế của cú sốc giá cả. Vào những năm 1970, việc kiểm soát giá dầu tồn tại ở Hoa Kỳ, và hầu hết dầu giao dịch quốc tế đều được bán theo hợp đồng dài hạn. Sự gián đoạn trong các chuyến hàng theo hợp đồng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vật chất cho người mua vì cả kho dự trữ chiến lược và thương mại cũng như thị trường lớn giao ngay đều không tồn tại vào thời điểm đó. Trong những năm qua, thị trường dầu mỏ đã hình thành thị trường hàng hóa lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới với các thị trường tương lai sôi động. Hiện phần lớn dầu giao dịch trên toàn cầu được mua và bán ở mức giá được lập danh mục theo giá dầu thô chuẩn và các trung tâm định giá hoàn thiện ở các khu vực bao gồm châu Âu (Brent), Hoa Kỳ (WTI) và khu vực Trung Đông (Dubai).
Kể từ cú sốc dầu mỏ những năm 1970, thị trường dầu mỏ đã trở nên hội nhập và liên kết chặt chẽ trên toàn cầu. Một thị trường tương lai sâu sắc và có tính thanh khoản cao đã phát triển mà không tồn tại trước đó khi SPR được thành lập. Do đó, việc hình thành giá đã chuyển từ “giá niêm yết” do các công ty dầu mỏ đặt ra sang chỉ số hóa trên các hợp đồng dầu tương lai do thị trường xác định. Bởi do những thay đổi này, sự gián đoạn nguồn cung ngày nay ít có khả năng dẫn đến thiếu hụt vật chất lâu dài hơn trong bất kỳ thị trường tiêu dùng nhất định nào và có nhiều khả năng gây ra sự tăng giá ở mọi thị trường. Bất luận với tình hình thị trường đã thay đổi như thế nào, SPR có thể được sử dụng để giảm thiểu những rủi ro đó, đồng thời kiểm soát tác động bất lợi của cú sốc giá cả đối với nền kinh tế toàn cầu.
Việc tận dụng dự trữ dầu chiến lược để giảm thiểu các tác động gián đoạn sẽ không đòi hỏi phải biến SPR thành ngân hàng dầu mỏ trung ương của thế giới, một ý tưởng sai lầm ở bất kỳ mức độ nào. Thay vào đó, việc cắt giảm quy mô SPR có thể, trong một số trường hợp nhất định, sẽ giảm thiểu thiệt hại kinh tế do cú sốc giá dầu bằng cách xoa dịu những đợt tăng giá gây đau đớn về mặt kinh tế cho đến khi các tác nhân thương mại thực hiện chênh lệch giá giữa sự mất cân bằng do gián đoạn và phân bổ lại nguồn cung. Toàn cầu hóa và tài chính hóa các thị trường dầu mỏ cho thấy việc tái sử dụng SPR như một công cụ quản lý giá là một cách sử dụng khác so với dự định của những người sáng lập song có lẽ là một cách sử dụng không kém phần quan trọng. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng việc giảm quy mô SPR có thể được tự động kích hoạt bởi sự dịch chuyển của đường cong giá cả tương lai.
Tuy nhiên, có một rủi ro đạo đức đáng kể liên quan đến việc sử dụng dầu SPR cho các mục đích có thể được phục vụ tốt hơn bởi các thực thể khu vực tư nhân. Trong phạm vi việc giải phóng dầu tại SPR nhằm làm dịu đi sự tăng giá do gián đoạn nguồn cung, nó cũng làm ngắt tín hiệu giá sẽ tạo ra nhiều nguồn cung hơn và cắt giảm nhu cầu. Hiện có sự cân bằng giữa việc chính phủ các nước sử dụng các kho dầu chiến lược để giảm bớt sự tăng giá đột biến và khả năng của những đợt tăng giá đó trong việc giải quyết sự gián đoạn đã khiến giá tăng vọt ngay từ đầu. Việc tự động bơm hút dầu SPR được kích hoạt bởi các chỉ dấu giá cả được xác định trước sẽ trở nên tồi tệ hơn, làm mất đi mục đích của dự trữ chiến lược nếu việc bơm hút dầu này trở nên hoàn toàn có thể dự báo được và có thể được những người tham gia thị trường dự báo trước. Để đảm bảo chắc chắn về việc bơm hút dầu khỏi SPR ở các mức giá nhất định, các thực thể tư nhân sẽ được khuyến khích giảm chi phí lưu trữ và cắt giảm lượng tồn kho thương mại của chính họ xuống mức thấp hơn mức được coi là thận trọng.
Bất chấp những rủi ro này, việc sử dụng SPR cho mục đích quản lý giá sẽ thừa nhận việc giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu ròng không hoàn toàn bảo vệ Hoa Kỳ khỏi những tác động bất lợi của sự gián đoạn nguồn cung quốc tế. Giá dầu thô và các sản phẩm đã tinh chế ở Hoa Kỳ vẫn sẽ gia tăng do nguồn cung toàn cầu bị gián đoạn ngay cả khi việc nhập khẩu dầu ít hơn. Kể từ khi thành lập IEA (1974) và SPR của Hoa Kỳ (1975), thị trường dầu mỏ toàn cầu đã trở nên hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau hơn đáng kể. Trong trường hợp nguồn cung bị gián đoạn, Hoa Kỳ, mặc dù yêu cầu nhập khẩu ròng thấp hơn, vẫn sẽ chứng kiến giá cả gia tăng tại cột bơm xăng.
Mặc dù đây có thể không phải là mục đích sử dụng dự kiến, SPR có thể giúp quản lý những rủi ro tài chính và kinh tế đó bằng cách cung cấp cho Hoa Kỳ và các đối tác của họ thông qua phản ứng khẩn cấp phối hợp của IEA, tùy chọn sự bổ sung thanh khoản cho thị trường dầu mỏ trong trường hợp xảy ra sự gián đoạn do dịch bệnh, bất kể nó có thể xảy ra ở đâu. Thật vậy, kỳ vọng đơn thuần rằng chính phủ liên bang có thể sử dụng SPR tự giảm thiểu các vị thế giao dịch mua, do đó giá cả tăng đột biến. Ví dụ như vào năm 2012, Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã gửi tín hiệu tới thị trường họ có thể sử dụng SPR nếu giá dầu cán mốc 120 USD/thùng dầu sẽ tạm dừng các nhà giao dịch nắm giữ các vị thế mua và hạn chế giá cả một cách mềm dẻo. Tất cả những điều này không có nghĩa là việc cắt giảm nhập khẩu dầu là không thành vấn đề. Tuy nhiên, nhập khẩu ròng dầu thấp hơn không làm giảm mức độ nhạy cảm của nền kinh tế vĩ mô Hoa Kỳ trước các cú sốc giá dầu. Lý do bởi vì thị trường dầu mỏ mang tính toàn cầu, nên việc tăng giá sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng bất kể Hoa Kỳ có nhập khẩu dầu hay không song những tác động đối với nền kinh tế Hoa Kỳ nói chung thì ít hơn do phần lớn chi tiêu tiêu dùng gia tăng đó lưu thông trong nền kinh tế hơn là chảy ra hải ngoại. Dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ, sự sụt giảm giá dầu ở mức độ nghiêm trọng từng xảy ra trong giai đoạn 2014–2015 được dự báo sẽ thúc đẩy GDP của Hoa Kỳ tăng thêm khoảng 1 điểm phần trăm. Thay vào đó, nền kinh tế Hoa Kỳ hầu như không được hưởng lợi gì từ sự sụt giảm giá dầu vì việc chi tiêu tiêu dùng gần như được bù đắp hoàn toàn bằng việc giảm đầu tư liên quan đến dầu mỏ. Ngược lại, giá cả dầu tăng sẽ ít ảnh hưởng đến GDP hơn nếu Hoa Kỳ nhập khẩu ít hơn, mặc dù những tác động bù đắp lên đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ có thể không cân xứng. Nghĩa là, giá dầu tăng, ngay cả khi chúng gây tổn hại đến ví tiền của người tiêu dùng, có thể không thúc đẩy đầu tư vào ngành dầu mỏ hơn là giá dầu giảm gây tổn hại cho đầu tư vào ngành dầu mỏ do những hạn chế về nguồn cung lao động và cơ sở hạ tầng hạn chế sự gia tăng đầu tư vốn tài chính do giá dầu cao hơn theo những cách không hạn chế sự sụt giảm đầu tư do giá dầu thấp hơn.
Tuy nhiên, ngay cả khi Hoa Kỳ sản xuất hết lượng dầu mà nước này tiêu thụ, cú sốc giá vẫn sẽ khiến giá dầu tăng, do đó, cú sốc giá dầu vẫn có tác động đáng kể đến phân phối, điều này quan trọng từ cả quan điểm kinh tế và chính trị. Ngoài ra, ngay cả khi tác động đến GDP của giá dầu tăng thấp hơn do nhập khẩu giảm thì bản thân biến động giá dầu cũng có tác động bất lợi đến kinh tế vĩ mô. Những biến động mạnh của giá dầu có thể làm giảm niềm tin, tạo ra sự bất ổn và cản trở chi tiêu của người tiêu dùng và đầu tư kinh doanh. Biến động giá dầu quá mức cũng có thể làm suy yếu sản xuất công nghiệp cũng như có thể gián tiếp dẫn đến tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp cao hơn. Mặc dù nhiệm vụ của chính phủ liên bang không phải là đạt được sự ổn định giá dầu song việc sử dụng các kho dầu chiến lược để loại bỏ các giá đỉnh và ổn định giá cả cho đến khi khu vực tư nhân có thể điều chỉnh trước sự gián đoạn nguồn cung nhanh chóng và nghiêm trọng nhằm đem lại các lợi nhuận kinh tế.
Link nguồn:
https://www.energypolicy.columbia.edu/wp-content/uploads/2018/05/CGEP_Rethinking_the_Strategic_Petroleum_Reserve_June2018.pdf