Sự đấu tranh của thời trang khi nói không với lông thú

Làn sóng nói không với thời trang lông thú đang diễn ra mạnh mẽ trong ngành công nghiệp thời trang những năm gần đây. Ngày càng nhiều nhãn hàng thời trang quyết định nói không với việc sản xuất các sản phẩm từ lông thú.

Ngừng sử dụng lông thú trong các bộ sưu tập

Trong một thông báo ngày 24/9, Tập đoàn Kering, đơn vị điều hành của Sain Laurent, cho biết ngoài Saint Laurent, thương hiệu Brioni trực thuộc tập đoàn này cũng sẽ nói "không" với lông thú. Như vậy, tất cả công ty thời trang thuộc Kering sẽ ngừng sử dụng chất liệu này.

Tập đoàn Kering khẳng định mục tiêu luôn tìm cách hướng tới thời trang bền vững để thích ứng với sự thay đổi của thế giới, giá trị xã hội và thị hiếu của khách hàng.

Các hiệp hội bảo vệ động vật từ lâu đã vận động ngành thời trang từ bỏ lông thú và một số thương hiệu nổi tiếng khác như Chanel, Versace và Michael Kors cũng đã ngừng sử dụng chất liệu này.

Vận động ngành thời trang từ bỏ lông thú. (Ảnh minh họa)

Giống như những đối thủ khác trong làng thời trang, LVMH đang nỗ lực chứng tỏ các sản phẩm của mình thân thiện với môi trường, không kém cạnh nhiều nhà mốt trẻ đang thể hiện xu hướng thời trang “Xanh hơn” và quan tâm đến những vấn đề như sử dụng lông thú cho các thương hiệu thời trang.

Từ lâu, McCartney đã được biết đến là người tiên phong trong lĩnh vực này, với những túi xách tay làm bằng chất liệu giả da hoặc những sáng kiến thúc đẩy việc tái sử dụng hàng xa xỉ.

Trước Prada, Miu Miu, Church's và Car Shoe hàng loạt thương hiệu thời trang nổi tiếng khác như Versace, Gucci, Michael Kors, Chanel, Armani, Burberry, Donna Karan, Calvin Klein... đã cấm lông thú xuất hiện trong các sản phẩm của hãng. Thương hiệu Victoria Beckham cũng đã ký cam kết không sử dụng lông thú hay các loại da kỳ lạ cho các BST trong tương lai. Ngoài Victoria Beckham, Stella McCartney là người nổi tiếng sở hữu thương hiệu thời trang tiếp theo ủng hộ việc không sử dụng lông thú để thiết kế trang phục.

Vì sao ngành thời trang nói không với lông thú

Nhiều thương hiệu quyết định nói không với lông thú từ áp lực của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội. Các tổ chức hoạt động nhân danh vì quyền lợi động vật đã sử dụng mạng xã hội để kêu gọi khách hàng quay lưng với thời trang lông thú.

Trước khi thông báo chính sách không bán các sản phẩm lông thú, Yoox Net-a-Porter đã đặt câu hỏi khảo sát 24000 khách hàng và nhận được kết quả: 72% khẳng định yếu tố xã hội hay môi trường đã tác động đến quyết định mua hàng của họ trong vài thời điểm, 58% nói rằng thông tin về tính bền vững của sản phẩm ảnh hưởng đến khả năng mua hàng của họ.

Các thương hiệu thời trang theo đuổi thời trang bền vững. (Ảnh minh họa)

Các thương hiệu thời trang muốn đi đầu trong việc tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và theo đuổi thời trang bền vững để kết nối với các khách hàng tiềm năng. Trên thực tế, định nghĩa về sự sang trọng trong tư duy khách hàng đã có nhiều thay đổi. Việc sử dụng lông thú không còn đồng nghĩa với đẳng cấp xã hội.

Thu nhận lợi ích lớn về hình ảnh, Gucci, Michael Kors, Burberry và nhiều hãng khác cũng không phải đánh đổi quá nhiều về mặt doanh số. Các sản phẩm chứa lông thú đóng góp 12 triệu đô-la Mỹ, ít hơn 0,2% doanh thu của hãng. Coach cũng thừa nhận thị phần thời trang lông thú chiếm rất nhỏ trong danh mục sản phẩm của hãng. Thế nhưng, hiệu quả marketing khi tuyên bố nói không với lông thú là rất lớn.

Sự đấu tranh của ngành sản xuất lông thú

Theo nhiều nhà hoạt động xã hội vì lợi ích động vật, thời trang lông thú là thiếu nhân đạo. Tuy nhiên, ngành sản xuất lông thú cũng có những phản biện rằng việc sản xuất lông thú là tự nhiên, có thể tái sử dụng và mang tính bền vững. Việc sản xuất lông thú không làm suy giảm số lượng hay môi trường sống của động vật hoang dã. Mục đích của ngành là hướng tới duy trì cân bằng tự nhiên lâu dài.

Mục đích của ngành là hướng tới duy trì cân bằng tự nhiên lâu dài. (Ảnh minh họa)

CEO của Hiệp hội Thương mại Lông thú Quốc tế đã khẳng định lông thú được sản xuất tự nhiên và ngành công nghiệp độc hại nhất là sản xuất kim loại. Lông thú có độ bền cao, có thể giữ được hàng chục thập kỷ và truyền lại nhiều thế hệ từ bà cho mẹ và con cái.

Dù còn nhiều tranh cãi về việc sử dụng lông thú là hành động ngược đãi động vật, các hãng thời trang vẫn thấy đây là chủ đề nhạy cảm. Hơn nữa, người tiêu dùng dễ dàng tác động bởi truyền thông trước các yếu tố xã hội và môi trường.

Nguyễn Linh (T/h)

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/su-dau-tranh-cua-thoi-trang-khi-noi-khong-voi-long-thu-61623.html