Sử dụng bếp điện là thế nhưng các chị em có biết mẹo tiết kiệm điện không thể bỏ qua này?
Thay vì bếp ga, hiện nay có rất nhiều gia đình vì để an toàn đã chuyển sang dùng bếp điện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng như thế nào cho đúng, không gây lãng phí điện.
1. Chọn nồi nấu đáy phẳng
Không giống như bếp ga, loại nồi nào cũng có thể được sử dụng, bếp điện cần đòi hỏi một số yêu cầu nhất định. Có những loại nồi mặc dù đáy hút nam châm dưới đáy, nhưng lại không sử dụng được, bếp từ cảnh báo E0 hay E1, hoặc một số loại nổi bị các nhà sản xuất bếp từ khuyến cáo không nên dùng cho bếp từ của họ bởi vì khả năng sinh nhiệt kém, gây ra tiếng ồn lớn, làm nóng thức ăn chậm, từ đó dẫn đến tiêu hao nhiều điện năng hơn, bếp có thể liên tục báo lỗi, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của sản phẩm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do chúng có đáy không bằng phẳng (nồi đáy tròn hoặc lỗ tổ ong) khiến cho diện tích tiếp xúc giữa đáy nồi và mặt kính bị hạn chế, bếp điện không có khả năng nhận.
Chính vì vậy, để có thể làm nóng nồi nhanh hơn thì diện tích tiếp xúc giữa nồi và bếp cũng phải lớn hơn thì bạn nên chọn nồi có mặt đáy phẳng. Đặc biệt nồi phải có chất liệu bằng kim loại hoặc vật nhiễm từ như inox, gang,... để tốc độ tỏa nhiệt nhanh hơn, giảm thời gian nấu ăn, tiết kiệm điện.
2. Không dùng nồi nấu quá nhỏ hay quá lớn
Để tiết kiệm điện khi sử dụng bếp điện, thì kích thước và thiết kế của đáy nồi cũng rất quan trọng. Trên bếp, bạn sẽ thấy mỗi vùng lại có những vòng tròn khác nhau, nhưng chúng cũng thường chỉ dao động trong đường kính từ 10 - 26cm. Vì vậy, bạn hãychọn nồi có đường kính đáy vừa vặn với đường kính của vùng bếp nấu, không quá nhỏ hoặc quá to sẽ giúp công việc nấu nướng trở nên nhanh chóng cũng như đạt hiệu quả tốt hơn.
Nếu bạn sử dụng nồi có đường kính quá nhỏ sẽ không dùng được trênbếp điện. Còn nếu bạn dùng nồi quá lớn thì sẽ làm tốn thời gian để bếp gia nhiệt hết đáy nồi gây lãng phí điện.
3. Hạn chế sử dụng mức độ nhiệt cao để nấu ăn quá lâu
Bất kỳ bếp điện nào đều có tính năng cho phép người sử dụng điều chỉnh nhiệt độ theo từng món ăn sao cho phù hợp. Với nhiệt độ càng cao thì thức ăn càng nhanh chín. Tuy nhiên, việc sử dụng mức độ nhiệt cao như vậy thì đồng nghĩa với việc điện năng tiêu thụ cũng sẽ tăng lên.
Đặc biệt là các loạibếp hồng ngoại, chúng có sức nóng tỏa ra bên ngoài nhiều sẽ làm hao phí điện hơn. Bạn chỉ nên sử dụng mức nhiệt tối đa khi nấu các loại thức ăn đòi hỏi nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian ngắn vài phút mà thôi. Còn đối với các loại thức ăn thông thường, bạn chỉ nên để mức nhiệt trung bình, khi nấu sôi thì giảm nhiệt độ xuống mức nhỏ nhất.
4. Tắt bếp trước vài phút
Không giống như bếp gas, khi đã tắt bếp là cũng hết nhiệt luôn. Nhưng còn ở trên bếp điện, dù điện năng không dùng đến nữa, thì nồi vẫn sẽ hạ nhiệt dần dần, trong khoảng thời gian 5 phút bếp mới tắt hẳn. Và đây cũng chính là thời gian thức ăn cũng vừa chín tới, tiết kiệm được khá nhiều điện. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng chỉ tắt bằng nút Off trước, sau đó đợi cánh quạt tản mát dừng chạy rồi thì mới rút điện ra.
5.Kiểm tra mọi thứ trước khi điều chỉnh nhiệt độ
Khi sử dụng bếp điện, có không ít người thường có thói quen điều chỉnh nhiệt độ xong mới bắ đầu đặt nồi lên. Việc làm như vậy sẽ làm hao phí nhiều điện năng. Thay vì làm như thế, bạn hãy kiểm tra nồi đã đặt đúng vị trí hay chưa rồi chỉnh nhiệt độ sẽ giúp bạn một phần nào tiết kiệm năng lượng và thời gian nấu hiệu quả.
6. Sử dụng nồi áp suất, nồi ủ cho các món ninh hầm
Bên cạnh những chiếc nồi thông thường cho bếp điện, thì nồi áp suấtvà nồi ủ là loại nồi tiết kiệm năng lượng nhất khi chế biến các món đòi hỏi thời gian nấu lâu như ninh hay hầm. Nhất là đối với nồi ủ, bạn chỉ cần nấu chín thức ăn trong khoảng 15-20 phút trên bếp điện, sau đó đặt vào nồi ủ thì thức ăn sẽ tự chín dưới nhiệt độ cao và giữ chất dinh dưỡng tốt. Và điện năng tiêu thụ cũng có thể giảm tới 85%.