Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhìn các nhà máy FDI
Trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao và yêu cầu khách hàng ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn môi trường, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đang tìm cách tối ưu hóa hoạt động sản xuất theo hướng 'tiết kiệm năng lượng', vừa để chia sẻ với ngành điện, vừa có được lợi thế cung cấp sản phẩm theo hướng sản xuất phát triển bền vững.
Môhình tận dụng tối đa nhiệt dư của Crystal Martin Việt Nam
CrystalMartin Việt Nam là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, thuộc Tập đoànCrystal International Group (Hồng Kông), chuyên may mặc gia công cho nhiều nhãnhàng quốc tế như H&M. Hiện nhà máy có tới 300 dây chuyền may vận hành, vơímục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050.
Mộttrong những bước đi đáng chú ý nhất của doanh nghiệp này là đầu tư hệ thống điệnmặt trời mái nhà. Bắt đầu từ năm 2019, Crystal Martin đã triển khai xong bagiai đoạn về điện mặt trời, giúp tiết kiệm khoảng 3 triệu kWh/năm. Doanh nghiệpcũng đang tiếp tục triển khai hai giai đoạn tiếp theo, hướng tới việc đạt mứctiết kiệm 6 triệu kWh/năm - tương đương 40% nhu cầu điện của toàn nhà máy.


Bêncạnh điện từ nguồn tự nhiên, Crystal Martin Việt Nam đầu tư tối ưu hóa hệ thốngkỹ thuật: Hệ thống BMS giúp giám sát và tối ưu hóa việc vận hành hệ thống điều hòa trung tâm, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện. Công ty đặc biệt tối ưu việctái sử dụng nhiệt từ máy nén khí để tạo nước nóng cho căng tin, tậndụng nhiệt tự nhiên mùa đông để giảm chi phí làm mát trong nhà máy
Ởquy mô tổng thể, công ty đặt mục tiêu giảm 35% phát thải CO2 vào năm 2030, hướngtới trung hòa carbon vào năm 2050. Riêng hệ thống Chiller (làm mát trung tâm)đã giảm từ 3,5 triệu kWh/năm xuống 3 triệu kWh/năm - tiết kiệm được 500.000 kWhmỗi năm.


Năm2023, Crystal Martin Việt Nam được Tập đoàn H&M trao giải thưởng ghi nhậntiến bộ vượt bậc trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Đây là kết quả từ nỗ lựcnhiều năm không ngừng nghỉ trong việc tối ưu chi phí, đồng thời bám rất sát nhữngyêu cầu ESG của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phôíhợp chặt chẽ với điện lực để tìm hướng sử dụng năng lượng hiệu quả
Khácvới Crystal Martin - nơi đầu tư công nghệ bài bản, Diabell Vina lại là một ví dụđiển hình cho cách các doanh nghiệp FDI quy mô vừa và nhỏ có thể sử dụng nănglượng tiết kiệm thông qua quản trị và cải tiến liên tục.
Côngty TNHH Diabell Vina có 100% vốn Hàn Quốc, đặt tại Khu công nghiệp Vân Trung (BắcGiang), chuyên sản xuất camera, ốp lưng điện thoại và lắp ráp linh kiện điện tử.Hoạt động từ cuối năm 2020, đến nay công ty đã mở rộng quy mô lên 20 ha với haidây chuyền lớn, chủ yếu phục vụ thị trường Hàn Quốc và Mỹ.
Ngaytừ giai đoạn đầu, công ty nhận được sự hướng dẫn sát sao từ ngành điện BắcGiang trong sử dụng năng lượng hiệu quả.
Theođó, hàng năm Công ty cũng luôn được sự quan tâm của ngành điện trong việc sử dụngđiện cho hợp lý và hiệu quả. Như luôn trao đổi với nhau để nắm được tình hình cóthêm máy móc gì phát sinh trong năm hay không, máy móc phát sinh sử dụng nhiều điệnkhông để chuẩn bị, nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng nhất.
Ngaysau khi được cán bộ công nhân ngành điện hướng dẫn về việc sử dụng năng lượng tiếtkiệm và hiệu quả thì Công ty cũng đã triệu tập, họp bàn với các trưởng bộ phận đểgiao việc trực tiếp, cụ thể và in luôn bảng biểu hướng dẫn sử dụng năng lượnghiệu quả nhất như giờ nào thì dùng điều hòa, dùng bao nhiêu độ tương ứng vơínhiệt độ ngoài trời. Hoặc khi nào có người thì bật máy, không có người thì phảitắt máy; Ra khỏi phòng phải tắt điện; Dùng 100% đèn led; Máy móc hiện nay đều cảibiến để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhất, đặc biệt là cài đặt để nêúkhông có hoạt động cử động thì máy sẽ tự dừng.
Mộtví dụ tiêu biểu cho hiệu quả của Công ty. Đó là khi mới thành lập, công ty sử dụng20 máy đúc nhựa, mỗi máy cần 5 công nhân, tiêu tốn nhiều điện. Hiện nay, nhờ cảitiến và thay đổi công nghệ, chỉ còn 5 máy đúc vẫn đảm bảo công suất, trong khigiảm mạnh nhân công và chi phí điện. Đáng chú ý, dù số lượng máy móc tăng lêntheo thời gian, nhưng tổng chi phí tiền điện gần như tăng không đáng kể.
Đạidiện công ty, ông Trần Văn Xù – Trưởng phòng Hành chính – nhấn mạnh: “Chúng tôiluôn xem xét kỹ hiệu suất năng lượng của thiết bị trước khi đầu tư. Máy móckhông tiết kiệm điện thì không được lựa chọn.”
Từcách tiếp cận của Diabell Vina, có thể thấy rằng tiết kiệm năng lượng không chỉnằm ở quy mô đầu tư, mà còn đến từ văn hóa doanh nghiệp khi tiết kiệm trở thànhthói quen và tiêu chí trong mọi quyết định.
Câuchuyện của Crystal Martin và Diabell Vina cho thấy, sử dụng năng lượng hiệu quảkhông còn là “khuyến nghị” mà là một phần tất yếu trong chiến lược phát triển.Dù khác nhau về quy mô, năng lực đầu tư hay lĩnh vực sản xuất, cả hai doanhnghiệp đều có chung điểm “lấy tiết kiệm năng lượng làm chỉ số đo mức độ trưởngthành trong tư duy quản trị”. Khi Việt Nam đang tiến vào giai đoạn chuyển đôỉxanh và cam kết Net Zero, những mô hình như vậy không chỉ cần được khuyếnkhích, mà còn cần được nhân rộng – để hiệu quả năng lượng không còn là đặc quyềncủa các doanh nghiệp lớn, mà là nền tảng vận hành của cả nền sản xuất.