Sử dụng phân bón Văn Điển - Hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp bền vững
Các tỉnh miền núi phía Bắc có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Trong đó, cây chè búp và cây mía đường là những cây công nghiệp đã được phát triển từ lâu và nay đang là cây mũi nhọn được đầu tư phát triển.
Các tỉnh miền núi phía Bắc có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La… vùng mía nổi tiếng Hòa Bình, yên bái, Tuyên Quang… cà phê, cao su ở Sơn La, Điện Biên và các tỉnh phía tây… Trong đó, cây chè búp và cây mía đường là những cây công nghiệp đã được phát triển từ lâu và nay đang là cây mũi nhọn được đầu tư phát triển.
Cây mía:
Theo đánh giá tại Diễn đàn khuyến nông nông nghiệp, với chủ đề “Giải pháp phát triển cây mía bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc” vừa diễn ra tại Tuyên Quang: Diện tích mía nguyên liệu niên vụ 2017 – 2018 của các tỉnh miền núi phía Bắc gần 70.400ha, năng suất bình quân đạt trên 59 tấn/ha.
So sánh với diện tích mía nguyên liệu cả nước năm 2017, diện tích mía nguyên liệu các tỉnh miền núi phía Bắc chiếm trên 28%, sản lượng chiếm trên 23%; vùng sản xuất mía nguyên liệu của các tỉnh miền núi phía Bắc có diện tích gần bằng 1/3 diện tích mía cả nước nhưng là vùng có năng suất mía thấp nhất với chất lượng đường mía chưa cao.
Phân tích nhiều nguyên nhân về quy hoạch, về giống cây trồng, về điều kiện tự nhiên… trong đó việc lựa chọn và sử dụng phân bón trong thâm canh cây mía của bà con các dân tộc miền núi còn rất nhiều bất cập. Bởi lẽ cây mía có thời gian sinh trưởng dài từ 10 – 15 tháng, cho khối lượng thân lá rất lớn nên yêu cầu các chất dinh dưỡng cao hơn các cây trồng khác.
Cây chè:
Các tỉnh miền núi phía Bắc, có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển, là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang,Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.
Những năm mới khai phá rừng làm nương dãy, đất đồi còn rất tốt, rất thích hợp cho cây chè. Qua nhiều năm canh tác, do quá trình xói mòn, rửa trôi; do dinh dưỡng trong đất bị mất đi theo sản phẩm thu hoạch…. trong khi nông dân chưa chú trọng đến khâu bồi dục đất nên đất chè ở đây đã thay đổi rất nhiều cả về lý, hóa tính đất.
Theo các kết quả điều tra khoa học gần đây, đất trồng chè hiện nay ở Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc đều có phản ứng chua rất cao PH<4 vượt ngưỡng yêu cầu của cây chè rất nhiều;, (thực tế cây chè chỉ cần độ PH từ 4,5-5,5). Mặt khác, hàm lượng mùn trong đất cũng nghèo kiệt làm cho đất trở nên chai cứng, phá vỡ kết cấu đất, giảm độ xốp.
Lựa chọn và sử dụng phân bón
Theo đánh giá của các nhà kinh tế, trong nông nghiệp, đầu tư phân bón chiếm 18-22% chi phí sản xuất, song mang lại trên 55% giá thành sản phẩm. Do vậy, việc lựa chọn loại phân bón thích hợp, bón đúng kỹ thuật, đủ số lượng theo yêu cầu của cây và phù hợp với tính chất đất là rất cần thiết và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Khảo sát thực trạng thâm canh cây trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy một trong những nguyên nhân lớn nhất hiện nay làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng và làm thoái hóa đất canh tác phần lớn là do khâu phân bón, do việc lựa chọn phân bón không phù hợp và việc sử dụng phân bón thiếu khoa học…
Tính ưu việt của phân nung chảy Văn điển
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tử Xiêm: Phân lân Văn Điển không phải là phân hóa học, nguyên liệu sử dụng hoàn toàn là quặng khoàng thiên nhiên; phương pháp chế biến bằng vật lý nhiệt, tuyệt đối không dùng hóa chất. Là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó lân và các dinh dưỡng trung – vi lượng dễ tiêu như Mg,Si, Ca, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… chiếm trên 96% và được cây trồng sử dụng triệt để, hấp thu trên 98%, không để lại tồn dư trong đất. Vì vậy rất phù hợp với canh tác nông sản sạch an toàn theo hướng VietGAP và GlobalGAP.
Nhiều nước trên thế giới và tổ chức Quốc tế đã xếp Lân Văn Điển là loại phân khoáng cho nông nghiệp thân thiện môi trường. GS.TS Nguyễn Huy Phiêu cho rằng: Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân tính kiềm, không tan trong nước nhưng tan được trong dung dịch axit citric 2% nên cây trồng có thể hấp thu được, mà không bị cố định lân trong nước, an toàn về môi trường sinh thái. Ngoài ra, các yếu tố Canxi, Magie, Silic hòa tan giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, có khả năng kháng được một số loại bệnh hại, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản.
Phân nung chảy Văn Điển kết hợp với đạm ure, kaly Canađa và một số dinh dưỡng vi lượng khác theo nhiều công thức để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK phù hợp với mọi cây rồng trên nhiều chân đất đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoan sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp bền vững
Từ những năm 2005-2008, phân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển được thử nghiệm và từng bước được sử dụng cho cây công nghiệp ở các tỉnh miền núi phia Bắc.
Qua quá trình sử dụng, phân bón Văn Điển đã có thương hiệu và là niềm tin với bà con. Tuy không phải bón thêm vôi song đất nông nghiệp được cải tạo, giảm độ chua và tăng tơi xốp hơn, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt hơn, chất lượng cao hơn trong khi nông dân đã giảm phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ mội trường sinh thái, đồng thời giảm công lao động mà hiệu quả kinh tế tăng thêm.
Phân bón Văn Điển giúp tăng năng suất, giảm sâu bệnh hại và tăng chất lượng đường mía. Với mía trắng, cây chắc, không bị xốp ruột như khi bón nhiều đạm, nước ngọt, không chua. Mía tím màu cây tím đen mượt, tăng vị ngọt thơm. Khi bón phân Văn Điển, mía tím và mía trắng đều cho lóng dài, cây mập, ngọn nở, lá màu xanh sáng, cứng cây.
Chè Đại Từ lâu nay đã có tiếng chè ngon. Ông Nguyễn Đình Nghĩa - Giám đốc chi nhánhVật tư Nông nghiệp huyện Đại Từ cho biết: Thâm canh chè đồi không phân bón nào bằng phân Văn Điển; nếu mức tiền đầu tư phân bón tương đương thì dùng phân Văn Điển cho năng suất cao hơn, đặc biệt khi sao chè ít hao, trong khi bón phân khác phải mất 4,5-5,0kg búp tươi mới được 1kg búp khô thì chè được bón phân Văn Điển chỉ khoảng 3,8-4,2kg búp tươi cho 1kg chè búp khô, mà hương vị được cải thiện, sản phẩm được thị trường ưa chuộng hơn.
Những năm đầu thập kỷ 2000, Công ty phân lân nung chảy Văn Điển đã kết hợp với hội nông dân Thái Nguyên triển khai phân bón ĐYT NPK chuyên dùng Văn Điển cho cây chè. Tại hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Hội nông dân tỉnh và Cty CP vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2014, ông Đặng Viết Thuần - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo: Phải căn cứ vào đặc điểm đất đai và yêu cầu của cây trồng để chọn loại phân bón phù hợp; đồng thời thay đổi tập quán canh tác của nông dân. Phải hướng dẫn nông dân chọn dòng sản phẩm phân bón phù hợp, thân thiện với môi trường, góp phần xây dựng nên thương hiệu nông sản, nhất là thương hiệu chè Thái Nguyên. giúp cho chè Thái Nguyên phát triển tốt, giảm sâu bệnh, tăng hương vị, khẳng dịnh thương hiệu chè Thái.
Từ thực tiễn sản xuất cho thấy các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển thực sự là một hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp bền vững nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Cách sử dụng phân bón Văn Điển
Bón phân cho chè:
1) Bón lót:
Sau khi làm đất kỹ, xẻ rạch cách nhau khoảng 1,2-1,4m. Đào rạch sâu 40-45cm, rộng 40 - 50 cm, đáy 30 - 35 cm. Phân hữu cơ hoai mục 20-30tấn và 1,0-1,5 tấn lân nung chảyVăn Điển Trộn đều phân với đất để bón lót.
2) Bón phân cho chè kỳ kiến thiết cơ bản:
Trong 3 năm đầu, sử dụng phân ĐYTNPK16:8:4, trung bình mỗi năm bón 400-450 kg/ha, bón 2 lần vào tháng 2-3 và tháng 6- 7; bón cách gốc 20-25cm, làm cỏ kết hợp xới sâu lấp phân
3) Bón phân cho chè kinh doanh (từ năm thứ 4 trở đi)
Căn cứ vào lượng búp, lá chè lấy đi mà tăng giảm lượng phân bón. Nếu nương chè năng suất bình quân 10 tấn búp tươi/ 1ha thì bón lượng phân như sau:
a) Bón sâu hàng năm vào những tháng cuối năm, trời khô rét. Đây là đợt bón phân cơ bản trong năm, cùng với việc đốn chè nhằm giúp cây bớt tiêu hao dinh dưỡng nuôi cành lá trong những tháng mùa Đông; cũng là để cây hồi sức và hồi phục bộ rễ sau gần 1 năm khai thác búp và lá non. Mỗi ha chè bón khoảng 500-600kg Đa yếu tố NPK 5:10:3, 10:7:3 hoặc 700-800kg phân nung chảy Văn Điển và nhiều phân hữu cơ ủ mục.
b) Bón thúc hằng năm:
- Mỗi ha chè bón khoảng 600-700 kg phân ĐYT NPK 16:8:8, 16:8:4. hoặc 22:5:11
- Có thể chia ra bón sau mỗi lứa chè; tốt nhất bón 3 đợt vào các tháng 2,3 tháng 5,6 và tháng 8,9; bón phân khi trời tạnh ráo. Nhiều bà con đã sáng tạo gắn lưỡi cày vào càng trước xe đạp rồi đẩy giữa 2 hàng chè tạo rạch sâu 3-5cm, rải phân theo rạch rồi kéo đất và các chất phủ chè để vùi lấp phân.
Bón phân cho mía:
Bón phân cho mía phải đạt được 3 yêu cầu cơ bản là đúng – đủ – kịp thời. Do vậy, bón phân cho mía nên kết hợp bón lân Văn Điển với phân đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ có hiệu quả cao hơn.
Bón lót: Làm đất trồng mía là phải cày sâu để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển theo chiều sâu và rộng, giúp cây phát triển nhanh, chống đổ tốt và tăng khả năng chống hạn của mía ở những tháng ít mưa đặc biệt là đất đồi. Sau khi tạo rạch, bón khoảng 10-20 tấn/ha phân hữu cơ, 1,2-1,5 tấn phân lân Văn Điển, đảo phân rồi lấp đất, đặt hom (thiếu phân hữu cơ có thể bổ sung bằng thân, bã mía đã được sử lý. Lưu ý: nếu dùng thân bã mía tươi chưa qua xử lý rất có thể dẫn dụ bọ hung vào phá mía).
Bón thúc: Đợt 1, khi mía đẻ nhánh, bón 1,2-1,5 tấn /ha phân đa yếu tố NPK Văn Điển: 12-8-12 hoặc phân đa yếu tố NPK Văn Điển: 16-6-16.
Đợt 2, khi mía bắt đầu vươn lóng, bón 0,75-1,0 tấn /ha một trong hai loại phân trên.
Cày hoặc cuốc xả hai bên mép luống cách gốc 20-30cm, sâu 15-20cm, bón phân lấp đất kết hợp với tưới đủ ẩm. Mía gốc cần bón phân nhiều hơn mía tơ khoảng 10-15% lượng phân bón các loại.