Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là rối loạn đường tiêu hóa phổ biến. Thuốc kháng sinh cũng có thể được cân nhắc kê đơn để điều trị.
Các dấu hiệu, triệu chứng và cường độ của hội chứng ruột kích thích khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và các yếu tố khác để điều trị hội chứng ruột kích thích. Cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro ở từng bệnh nhân, huốc kháng sinh" data-rel="follow">thuốc kháng sinh cũng có thể được chỉ định điều trị.
1. Kháng sinh nào được sử dụng điều trị hội chứng ruột kích thích?
Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột đã được đề xuất là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Đây là một tình trạng lâm sàng được đặc trưng bởi số lượng vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí cao bất thường gây ra các triệu chứng bao gồm đau bụng, đầy hơi và thay đổi chức năng ruột.
Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Trong số các loại kháng sinh, kháng sinh không hấp thu được ưu tiên chỉ định để tránh tác dụng phụ toàn thân. Hiện tại, rifaximin là loại kháng sinh duy nhất được phê duyệt để điều trị hội chứng ruột kích thích. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng điều trị bằng rifaximin giúp giảm đáng kể các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy ở người mắc hội chứng này.
Rifaximin là một dẫn xuất bán tổng hợp đường uống của rifamycin có hoạt tính kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí gram dương và gram âm. Rifaximin chống nhiễm trùng do vi khuẩn trong ruột nhưng điều khiến nó khác biệt so với các loại kháng sinh khác là rifaximin đi qua dạ dày thẳng đến ruột mà không hấp thụ vào máu.
Do rifaximin hầu như không được hấp thu vào hệ tuần hoàn của cơ thể nên tác dụng phụ toàn thân và tương tác với các thuốc khác là không đáng kể. Tuy nhiên một số bệnh nhân khi dùng thuốc có thể gặp phản ứng phụ bao gồm: Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn.
Rifaximin cũng không nên được sử dụng cho người bệnh bị tiêu chảy ra máu.
Các loại thuốc kháng sinh khác như ciprofloxacin, levofloxacin, neomycin và metronidazole có thể có hiệu quả trong điều trị nhưng chưa được thử nghiệm đầy đủ trong hội chứng ruột kích thích.
2. Những lợi thế và bất lợi của việc sử dụng kháng sinh điều trị hội chứng ruột kích thích
Ưu điểm của việc sử dụng kháng sinh là tác dụng nhanh và hiệu quả duy trì ngay cả khi bệnh nhân ngưng điều trị.
Nhược điểm của việc sử dụng kháng sinh là những loại thuốc này có khả năng thay đổi hệ vi khuẩn theo cách có thể dẫn đến sự phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc. Cộng đồng y tế nói chung rất lo ngại về việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài vì nguy cơ kháng thuốc, vì vậy các bác sĩ thường cố gắng rất cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc này.
Cũng cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh kéo dài để điều trị hội chứng ruột kích thích, vì có xu hướng trở thành một tình trạng mãn tính và tái phát. Trong khi một số bệnh nhân có sự cải thiện sau một đợt dùng kháng sinh, những người khác thì không. Do đó, rất khó để xác định thuốc kháng sinh có phải là một phương pháp điều trị phù hợp với tất cả bệnh nhân hay không.
Do những lo ngại về tình trạng kháng thuốc, các bác sĩ lâm sàng sẽ cân nhắc về thời điểm khi nào thuốc kháng sinh được sử dụng điều trị hội chứng ruột kích thích. Người bệnh không nên tự ý sử dụng.
3. Dùng thuốc không phải là giải pháp lâu dài
Mục tiêu của điều trị hội chứng ruột kích thích là giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát nhưng không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Cách điều trị hiệu quả nhất đối với các triệu chứng liên quan đến hội chứng ruột kích thích là khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn có lợi giúp tạo nền tảng cho sức khỏe đường ruột tốt bằng cách:
- Không tùy tiện dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc kháng sinh cũng như các loại thuốc khác khi được bác sĩ kê đơn.
- Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen ăn uống. Một vài thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống có thể có tác động đáng kể, như: Ăn thực phẩm ít chất béo, uống nhiều nước từ 6 đến 8 cốc mỗi ngày, không nên ăn quá no, nhai và ăn chậm để tránh nuốt phải không khí gây đầy bụng.
- Hạn chế căng thẳng vì căng thẳng cũng là nguyên nhân làm khởi phát các triệu chứng.
- Nên ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, 30 phút mỗi ngày.
- Yoga, liệu pháp xoa bóp và thiền là những kỹ thuật có thể hữu ích.
Mời xem thêm video đang được quan tâm: