Sự kiện 'Sáp ong - Sắc chàm': Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ dân tộc thiểu số

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa khai mạc sự kiện 'Sáp ong - Sắc chàm'. Đây là dịp kể câu chuyện bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của một số dân tộc, từ đó tôn vinh sự tài khéo của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm” kể câu chuyện bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của một số dân tộc.

Sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm” kể câu chuyện bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của một số dân tộc.

Sự kiện trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.

Sự kiện trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.

Rất nhiều phụ nữ các dân tộc Mông, Dao (nhóm Dao tiền) tại hai tỉnh Hòa Bình, Cao Bằng tham gia sự kiện.

Rất nhiều phụ nữ các dân tộc Mông, Dao (nhóm Dao tiền) tại hai tỉnh Hòa Bình, Cao Bằng tham gia sự kiện.

Sự kiện trưng bày các công trình nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về nhóm phụ nữ dân tộc Dao và dân tộc Mông.

Sự kiện trưng bày các công trình nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về nhóm phụ nữ dân tộc Dao và dân tộc Mông.

Rất nhiều bạn trẻ thích thú trải nghiệm vẽ sáp ong cùng nghệ nhân dân tộc Mông và dân tộc Dao.

Rất nhiều bạn trẻ thích thú trải nghiệm vẽ sáp ong cùng nghệ nhân dân tộc Mông và dân tộc Dao.

Để vẽ sáp ong lên vải phải dùng bút vẽ làm bằng lá đồng bé xíu hình tam giác được nẹp vào thanh tre. Người vẽ luôn phải ngồi bên bếp lửa, chấm bút vào chảo sáp ong đang nóng đặt trên than hồng, đưa tay kẻ những đường thẳng trên vải.

Để vẽ sáp ong lên vải phải dùng bút vẽ làm bằng lá đồng bé xíu hình tam giác được nẹp vào thanh tre. Người vẽ luôn phải ngồi bên bếp lửa, chấm bút vào chảo sáp ong đang nóng đặt trên than hồng, đưa tay kẻ những đường thẳng trên vải.

Đây không chỉ là sự kiện văn hóa mà còn là câu chuyện về bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống, thể hiện sự tài khéo của phụ nữ dân tộc thiểu số cũng như đóng góp của người phụ nữ trong cộng đồng.

Đây không chỉ là sự kiện văn hóa mà còn là câu chuyện về bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống, thể hiện sự tài khéo của phụ nữ dân tộc thiểu số cũng như đóng góp của người phụ nữ trong cộng đồng.

Minh Ngọc/VOV2

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/su-kien-sap-ong-sac-cham-ton-vinh-ve-dep-phu-nu-dan-toc-thieu-so-post1058462.vov