Sự nghiệp đáng nể của nhạc sĩ Vinh Sử

Nhạc sĩ Vinh Sử qua đời vào sáng ngày 10/9 sau thời gian chống chọi với bệnh tật. Sinh thời, ông để lại gia tài nghệ thuật đáng nể.

 Nhạc sĩ Vinh Sử qua đời vào 3h08 ngày 10/9 tại bệnh viện. Trước đó, vào ngày 22/7, ông nhập viện cấp cứu. Tác giả “Nhẫn cỏ cho em” được chẩn đoán ung thư đại tràng, kèm theo xuất huyết dạ dày, đường tiêu hóa và viêm phổi. Trước khi mất, nhạc sĩ Vinh Sử có một sự nghiệp thành công. Ảnh: Dân Việt

Nhạc sĩ Vinh Sử qua đời vào 3h08 ngày 10/9 tại bệnh viện. Trước đó, vào ngày 22/7, ông nhập viện cấp cứu. Tác giả “Nhẫn cỏ cho em” được chẩn đoán ung thư đại tràng, kèm theo xuất huyết dạ dày, đường tiêu hóa và viêm phổi. Trước khi mất, nhạc sĩ Vinh Sử có một sự nghiệp thành công. Ảnh: Dân Việt

Nhạc sĩ Vinh Sử đam mê âm nhạc từ nhỏ. Năm 15 tuổi, ông bỏ học văn hóa để đến với nghệ thuật. Vừa học nhạc, nam nhạc sĩ vừa mua sách hướng dẫn để học cách sáng tác. Sau một năm học nhạc, Vinh Sử âm thầm tập sáng tác. Ông sử dụng nhiều bút danh như Cô Phượng, Hàn Ni, Diễm Nhi, Đức Vượng. Ảnh: Dân Việt

Nhạc sĩ Vinh Sử đam mê âm nhạc từ nhỏ. Năm 15 tuổi, ông bỏ học văn hóa để đến với nghệ thuật. Vừa học nhạc, nam nhạc sĩ vừa mua sách hướng dẫn để học cách sáng tác. Sau một năm học nhạc, Vinh Sử âm thầm tập sáng tác. Ông sử dụng nhiều bút danh như Cô Phượng, Hàn Ni, Diễm Nhi, Đức Vượng. Ảnh: Dân Việt

Nhạc sĩ Vinh Sử được mệnh danh là vua nhạc sến bởi hầu hết các sáng tác của ông là những bản bolero thất tình. Các ca khúc nổi tiếng của ông gồm: "Nhẫn cỏ cho em", "Gõ cửa trái tim", "Người phu kéo mo cau", "Hai bàn tay trắng", "Qua ngõ nhà em", "Hai mái nhà tranh", "Không giờ rồi", "Mưa bụi", "Nối lại tình xưa", "Tình đẹp mùa chôm chôm"...Ảnh: NVCC

Nhạc sĩ Vinh Sử được mệnh danh là vua nhạc sến bởi hầu hết các sáng tác của ông là những bản bolero thất tình. Các ca khúc nổi tiếng của ông gồm: "Nhẫn cỏ cho em", "Gõ cửa trái tim", "Người phu kéo mo cau", "Hai bàn tay trắng", "Qua ngõ nhà em", "Hai mái nhà tranh", "Không giờ rồi", "Mưa bụi", "Nối lại tình xưa", "Tình đẹp mùa chôm chôm"...Ảnh: NVCC

Theo nhạc sĩ Vinh Sử, mỗi bài hát của ông đều gắn với một bóng hồng nào đó. Ảnh: Gia đình và xã hội

Theo nhạc sĩ Vinh Sử, mỗi bài hát của ông đều gắn với một bóng hồng nào đó. Ảnh: Gia đình và xã hội

Sau khi ông yêu thầm một cô gái, đi qua ngõ nhà cô hàng ngày, viết cho cô nhiều thư tình mà không được hồi âm, Vinh Sử viết “Qua ngõ nhà em”. Ảnh: Lao động

Sau khi ông yêu thầm một cô gái, đi qua ngõ nhà cô hàng ngày, viết cho cô nhiều thư tình mà không được hồi âm, Vinh Sử viết “Qua ngõ nhà em”. Ảnh: Lao động

Vào thập niên 50, Vinh Sử viết “Yêu người chung vách” mang đậm bóng hình vợ đầu tiên của ông. Nam nhạc sĩ kể rằng ngày ấy, trong xóm ai cũng nghèo nên chỉ có nhà tranh, thỉnh thoảng ông lại vạch vách nhà mình trộm nhìn sang nhà người đẹp. Nhờ bài hát, ông chinh phục được người vợ đầu tiên. Ảnh: NVCC

Vào thập niên 50, Vinh Sử viết “Yêu người chung vách” mang đậm bóng hình vợ đầu tiên của ông. Nam nhạc sĩ kể rằng ngày ấy, trong xóm ai cũng nghèo nên chỉ có nhà tranh, thỉnh thoảng ông lại vạch vách nhà mình trộm nhìn sang nhà người đẹp. Nhờ bài hát, ông chinh phục được người vợ đầu tiên. Ảnh: NVCC

Nhạc sĩ từng tâm sự, trời cho ông cái tài chấp bút là sẽ nổi tiếng hay in bài nào thì nổi tiếng bài đó, kể cả các ca khúc mua lại từ các nhạc sĩ Đỗ Thanh Sơn, Hàng Châu... Ảnh: Một thế giới

Nhạc sĩ từng tâm sự, trời cho ông cái tài chấp bút là sẽ nổi tiếng hay in bài nào thì nổi tiếng bài đó, kể cả các ca khúc mua lại từ các nhạc sĩ Đỗ Thanh Sơn, Hàng Châu... Ảnh: Một thế giới

Vào thời kỳ hoàng kim, số tiền tác quyền từ các ca khúc đủ để nhạc sĩ Vinh Sử tậu xe hơi, nhà lầu. Tuy nhiên, ông lại sa đà vào những cuộc ăn chơi ở những nhà hàng sang trọng với chi phí hàng chục lượng vàng mỗi đêm. Về già, Vinh Sử sống trong khó khăn, bệnh tật. Ảnh: NVCC

Vào thời kỳ hoàng kim, số tiền tác quyền từ các ca khúc đủ để nhạc sĩ Vinh Sử tậu xe hơi, nhà lầu. Tuy nhiên, ông lại sa đà vào những cuộc ăn chơi ở những nhà hàng sang trọng với chi phí hàng chục lượng vàng mỗi đêm. Về già, Vinh Sử sống trong khó khăn, bệnh tật. Ảnh: NVCC

Những năm gần đây, dòng nhạc bolero quay trở lại dưới những hình thức khác nhau trong đó có gameshow. Vì vậy, nhạc sĩ Vinh Sử có thêm tiền tác quyền bản nhạc bolero do ông sáng tác để trang trải cho chi phí sinh hoạt, thuốc men. Ảnh: Một thế giới

Những năm gần đây, dòng nhạc bolero quay trở lại dưới những hình thức khác nhau trong đó có gameshow. Vì vậy, nhạc sĩ Vinh Sử có thêm tiền tác quyền bản nhạc bolero do ông sáng tác để trang trải cho chi phí sinh hoạt, thuốc men. Ảnh: Một thế giới

Theo Zing, lễ nhập quan nhạc sĩ Vinh Sử bắt đầu từ 9h30 ngày 10/9 tại nhà riêng ở quận Bình Tân, TP.HCM. Lễ viếng trong 4 ngày từ 10-14/9, lễ động quan và di quan lúc 4h sáng 15/9 và chôn cất tại nghĩa trang Hoa viên Bình Dương. Ảnh: Zing

Theo Zing, lễ nhập quan nhạc sĩ Vinh Sử bắt đầu từ 9h30 ngày 10/9 tại nhà riêng ở quận Bình Tân, TP.HCM. Lễ viếng trong 4 ngày từ 10-14/9, lễ động quan và di quan lúc 4h sáng 15/9 và chôn cất tại nghĩa trang Hoa viên Bình Dương. Ảnh: Zing

Xem video "Quang Lê - Lệ Quyên hát Gõ cửa trái tim của nhạc sĩ Vinh Sử". Nguồn Vietnamnet

Thu Cúc (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/giai-tri/su-nghiep-dang-ne-cua-nhac-si-vinh-su-1748519.html