Sự nghiệp gây tranh cãi của ông vua trị vì lâu nhất nước Pháp

Dù tiến hành nhiều cải cách tiến bộ giúp nước Pháp trở thành cường quốc số một châu Âu, vua Louis XIV cũng nổi tiếng trong sử sách với chính sách đối ngoại vô cùng hiếu chiến.

Trong lịch sử nước Pháp, vua Louis XIV ở ngôi từ 1643 đến 1715, tổng cộng 72 năm, là ông vua có thời gian trị vì lâu nhất của đất nước này.

Trong lịch sử nước Pháp, vua Louis XIV ở ngôi từ 1643 đến 1715, tổng cộng 72 năm, là ông vua có thời gian trị vì lâu nhất của đất nước này.

Louis XIV sinh ngày 5/9/1638 tại thành phố St Germain-en-Laye. Sau khi vua cha là Louis XIII qua đời, ông lên ngôi khi mới được bốn tuổi. Thuở nhỏ, mẹ ông (công nương Anne của Áo) thay ông nhiếp chính và được trợ giúp bởi Hồng y Mazarin.

Louis XIV sinh ngày 5/9/1638 tại thành phố St Germain-en-Laye. Sau khi vua cha là Louis XIII qua đời, ông lên ngôi khi mới được bốn tuổi. Thuở nhỏ, mẹ ông (công nương Anne của Áo) thay ông nhiếp chính và được trợ giúp bởi Hồng y Mazarin.

Tuổi thơ của Louis bị bao trùm bởi những cuộc nổi dậy liên miên chống lại mẹ ông và Mazarin. Điều này tạo cho ông một nỗi lo sợ suốt đời về sự nổi dậy và nỗi chán ghét Paris, khiến ông dành nhiều thời gian hơn ở thành phố Versailles.

Tuổi thơ của Louis bị bao trùm bởi những cuộc nổi dậy liên miên chống lại mẹ ông và Mazarin. Điều này tạo cho ông một nỗi lo sợ suốt đời về sự nổi dậy và nỗi chán ghét Paris, khiến ông dành nhiều thời gian hơn ở thành phố Versailles.

Năm 1661, Mazarin qua đời, vua Louis XIV khi ấy 23 tuổi quyết định chấp chính mà không cần thủ tướng. Ông tự coi mình là một hoàng đế toàn quyền với quyền lực được Chúa trực tiếp ban trao.

Năm 1661, Mazarin qua đời, vua Louis XIV khi ấy 23 tuổi quyết định chấp chính mà không cần thủ tướng. Ông tự coi mình là một hoàng đế toàn quyền với quyền lực được Chúa trực tiếp ban trao.

Từ năm 1661 - 1689, ông cho xây dựng một tòa lâu đài tráng lệ ở Versailles và chuyển chính phủ từ Paris tới đây vào năm 1682.

Từ năm 1661 - 1689, ông cho xây dựng một tòa lâu đài tráng lệ ở Versailles và chuyển chính phủ từ Paris tới đây vào năm 1682.

Dù tiến hành nhiều cải cách tiến bộ giúp nước Pháp trở thành cường quốc số một châu Âu, vua Louis XIV cũng nổi tiếng trong sử sách với chính sách đối ngoại vô cùng hiếu chiến.

Dù tiến hành nhiều cải cách tiến bộ giúp nước Pháp trở thành cường quốc số một châu Âu, vua Louis XIV cũng nổi tiếng trong sử sách với chính sách đối ngoại vô cùng hiếu chiến.

Sau cái chết của cha vợ - vua Tây Ban Nha Philip IV – vị hoàng đế nước Pháp tuyên bố chủ quyền với phần lãnh thổ Hà Lan thuộc Tây Ban Nha và phát động cuộc Chiến tranh Ủy thác Hà Lan (1667-1668).

Sau cái chết của cha vợ - vua Tây Ban Nha Philip IV – vị hoàng đế nước Pháp tuyên bố chủ quyền với phần lãnh thổ Hà Lan thuộc Tây Ban Nha và phát động cuộc Chiến tranh Ủy thác Hà Lan (1667-1668).

Trong Chiến tranh Pháp - Hà Lan lần thứ hai, Louis không thể đánh bại quân đội Hà Lan được dẫn dắt bởi William xứ Orange, tuy vậy ông vẫn giành được một phần lãnh thổ rộng lớn.

Trong Chiến tranh Pháp - Hà Lan lần thứ hai, Louis không thể đánh bại quân đội Hà Lan được dẫn dắt bởi William xứ Orange, tuy vậy ông vẫn giành được một phần lãnh thổ rộng lớn.

Ba mươi năm cuối triều đại của Louis XIV gần như chìm trong chiến tranh liên miên. Các cuộc chiến tranh Liên minh Augsburg (1688-1697) và chiến tranh kế vị Tây Ban Nha (1701-1714) đã làm cạn kiệt nguồn lực của Pháp.

Ba mươi năm cuối triều đại của Louis XIV gần như chìm trong chiến tranh liên miên. Các cuộc chiến tranh Liên minh Augsburg (1688-1697) và chiến tranh kế vị Tây Ban Nha (1701-1714) đã làm cạn kiệt nguồn lực của Pháp.

Trong Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha, lần đầu tiên sau gần một thế kỷ, quân đội Pháp bại trận liên tiếp, đáng kể nhất là trận Blenheim năm 1704 và trận Ramillies năm 1706.

Trong Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha, lần đầu tiên sau gần một thế kỷ, quân đội Pháp bại trận liên tiếp, đáng kể nhất là trận Blenheim năm 1704 và trận Ramillies năm 1706.

Louis XIV qua đời ngày 1/9/1715, không lâu sau khi ký kết Hòa ước Utretch chấm dứt Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha. Do cả con trai cả và cháu trai đều đã mất trước ông, người chắt nội đã kế thừa ngôi vua của ông với hiệu Louis XV.

Louis XIV qua đời ngày 1/9/1715, không lâu sau khi ký kết Hòa ước Utretch chấm dứt Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha. Do cả con trai cả và cháu trai đều đã mất trước ông, người chắt nội đã kế thừa ngôi vua của ông với hiệu Louis XV.

Mời quý độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris | VTV.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-nghiep-gay-tranh-cai-cua-ong-vua-tri-vi-lau-nhat-nuoc-phap-1547626.html