Trong nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia đã tìm được một số cuốn sách bọc da người có niên đại hàng trăm năm tuổi. Mỗi cuốn sách đặc biệt này ẩn chứa những câu chuyện rùng rợn phía sau.
Theo các nhà nghiên cứu, việc bọc sách bằng da người có nguồn gốc từ những nghi lễ trừng phạt thời cổ đại. Khi ấy, tử tù bị xử tử sẽ bị lột da sau đó dùng để bọc sách. Hình phạt tàn khốc này còn có tác dụng răn đe những người khác lấy sự việc này làm tấm gương.
Đến thế kỷ 17 - 18, dùng da người để bọc sách trở nên khá phổ biến. Nhiều cuốn sách bọc ra người được tạo ra với những mục đích khác nhau.
Thư viện Houghton thuộc Đại học Harvard, Mỹ lưu trữ một cuốn sách bọc bằng da người có tựa đề "Số phận của linh hồn". Đây là tác phẩm của Arsène Houssay mô tả suy tưởng về tâm hồn và cuộc sống sau cái chết. Một số nguồn tin kể rằng, tác giả Houssaye đã tặng cuốn sách trên cho người bạn - bác sĩ Ludovic Buland.
Các chuyên gia phát hiện bên trong cuốn sách "Số phận của linh hồn" có dòng ghi chú của ông Bouland có nội dung: “Một quyển sách nói về linh hồn con người xứng đáng được bao phủ bằng da người. Tôi đã đóng bìa sách bằng da lưng một phụ nữ”.
Từ đây, các chuyên gia cho rằng, ông Bouland là người đã đóng bìa sách bằng da người. Ngoài tác phẩm này, ông cũng có vài quyển sách bọc da người khác.
Tương tự, vào năm 1605, linh mục Henry Garnet bị bắt vì tội âm mưu lật đổ Thượng viện Anh và giết vua James Đệ nhất. Với cáo trạng này, linh mục Henry Garnet bị xử tử bằng cách treo cổ.
Sau khi linh mục Henry Garnet tử vong, vua James Đệ nhất sai người lột da tử tù ày để làm bìa cuốn sách tựa đề “Sự thật xung quanh phiên tòa xét xử những kẻ phản quốc man rợ nhất - tên thầy tu dòng Garnet và bè lũ của hắn”.
Trong Thế chiến 2, phát xít Đức đã tạo ra một số cuốn sách bọc da người. Các tù nhân tại các trại tập trung bị lính canh Đức quốc xã tra tấn, hành hạ và tạo ra những bìa cuốn sách ghê rợn như vậy như một sở thích cá nhân.
Những cuốn sách bọc da người đó trở thành những bằng chứng cho tội ác man rợ của phát xít Đức đối với nhân loại.
Mời độc giả xem video: Những cuốn sách hay về chuyển đổi số. Nguồn: THDT.
Tâm Anh (theo Grunge)