Sự thật sốc về 'tia sáng vũ trụ' làm biến mất thành phố 3.600 năm trước
Nghiên cứu mới đã tiết lộ sự thật về thảm họa Tall el-Hammam 3.600 trước, một thành phố bị bốc hơi bởi thảm họa không gian.
Theo Science Alert, thành phố cổ này đã bị hủy diệt bởi vụ nổ của một thiên thạch băng giá khổng lồ, lao với tốc độ 61.000 km/giờ về phía Trái Đất.
Thiên thạch xẹt qua bầu khí quyển rồi nổ tung thành một quả cầu lửa lớn cách mặt đất 4 km. Vụ nổ mang sức mạnh lớn hơn quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) đến 1.000 lần.
Một số phận thảm khốc đã ập xuống cư dân ở đây: đầu tiên là những người nhìn vào vụ nổ đã bị mù ngay lập tức, sau đó tất cả họ đều nhanh chóng khi nhiệt độ thông khí tăng lên tới 2.000 độ C. Gỗ và các thứ dễ cháy tạo thành một đám lửa khổng lồ, trong khi gươm, giáo, gạch bùn và gốm bị tan chảy.
Vài giây sau vụ nổ, tất cả những thứ còn lại hứng chịu một làn sóng xung kích với vận tốc 1.200 km/giờ, mạnh hơn mọi loại lốc xoáy, phá hủy mọi tòa nhà và xén bay một cung điện cao 4 tầng.
Khoảng 1 phút sau, sức mạnh từ vụ nổ lan tới một thành phố khác mang tên Jericho cách đó 22 km, làm các bức tường thành sụp đổ và thành phố bị thiêu rụi.
Bằng chứng đáng chú ý nhất ghi lại độ khủng khiếp của tác động là "thạch anh sốc" ở Tall el-Hammam, một khoáng vật chỉ được tạo ra dưới áp suất tương đương việc đặt 68 chiếc xe tăng trên một ngón tay cái; cũng như một loại kim cương "giả mạo" hình thành khi gỗ và thực vật được nén và nung bởi áp suất và nhiệt độ kinh hoàng.
Thảm họa trên đã được tái hiện nhừ nghiên cứu kéo dài 15 năm các nhà khoa học Mỹ và Canada. Nghiên cứu vừa công bố trên Scientific Reports với 21 đồng tác giả bao gồm các lĩnh vực như khảo cổ, địa chất học, địa hóa học, khoáng vật học, cổ sinh vật học, trầm tích học, y khoa, chuyên gia về tác động vũ trụ.