Sự thật sốc vị tướng có biệt danh 'cáo sa mạc' làm việc cho Hitler

Thống chế Erwin Rommel làm việc cho Hitler có biệt danh 'cáo sa mạc' khi sở hữu tài năng quân sự, có những quyết định táo bạo và xông xáo trên chiến trường... Ngoài ra, ông cũng nổi tiếng là người hào hiệp, khoan dung.

Sinh ở Heidenheim an der Brenz, Đức năm 1891, thống chế Erwin Rommel là một trong những vị tướng có biệt danh "cáo sa mạc". Ông làm việc cho Hitler và chính quyền Đức quốc xã. Theo các ghi chép, cha và ông của Rommel đều làm giáo viên. Mẹ của ông là con gái một quan chức cấp cao.

Sinh ở Heidenheim an der Brenz, Đức năm 1891, thống chế Erwin Rommel là một trong những vị tướng có biệt danh "cáo sa mạc". Ông làm việc cho Hitler và chính quyền Đức quốc xã. Theo các ghi chép, cha và ông của Rommel đều làm giáo viên. Mẹ của ông là con gái một quan chức cấp cao.

Dù lớn lên trong một gia đình không có truyền thống quân sự nhưng Rommel quyết định đi theo con đường này vào năm 1910 vì nghề sĩ quan quân đội đang "hot". Vậy nên, ở tuổi 19, ông gia nhập trung đoàn bộ binh Wurttemberg số 124.

Dù lớn lên trong một gia đình không có truyền thống quân sự nhưng Rommel quyết định đi theo con đường này vào năm 1910 vì nghề sĩ quan quân đội đang "hot". Vậy nên, ở tuổi 19, ông gia nhập trung đoàn bộ binh Wurttemberg số 124.

Khi Thế chiến 1 nổ ra, Rommel chiến đấu với lon trung úy ở Pháp, Romania và Italy. Trên chiến trường, ông bộc lộ rõ sự can trường và năng lực lãnh đạo thiên bẩm. Với việc lập được nhiều chiến công trên chiến trường, ông được trao tặng một số huân chương và có đường tiến thân rộng mở.

Khi Thế chiến 1 nổ ra, Rommel chiến đấu với lon trung úy ở Pháp, Romania và Italy. Trên chiến trường, ông bộc lộ rõ sự can trường và năng lực lãnh đạo thiên bẩm. Với việc lập được nhiều chiến công trên chiến trường, ông được trao tặng một số huân chương và có đường tiến thân rộng mở.

Khác với nhiều người, ông Rommel đã từ chối nhận vị trí trong bộ tổng tham mưu quân đội Đức - Phổ. Cả trong thời Cộng hòa Weimar và chính quyền Đức quốc xã, ông đều ở lại vị trí sĩ quan tuyến trước của binh chủng bộ binh.

Khác với nhiều người, ông Rommel đã từ chối nhận vị trí trong bộ tổng tham mưu quân đội Đức - Phổ. Cả trong thời Cộng hòa Weimar và chính quyền Đức quốc xã, ông đều ở lại vị trí sĩ quan tuyến trước của binh chủng bộ binh.

Với những kinh nghiệm trong Thế chiến 1, Rommel tham gia giảng dạy tại một số học viện quân sự của Đức. Ông còn viết một cuốn giáo trình có tựa đề “Các cuộc tấn công bộ binh” được đánh giá cao.

Với những kinh nghiệm trong Thế chiến 1, Rommel tham gia giảng dạy tại một số học viện quân sự của Đức. Ông còn viết một cuốn giáo trình có tựa đề “Các cuộc tấn công bộ binh” được đánh giá cao.

Vào năm 1938, sau khi Đức sáp nhập Áo, Đại tá Rommel được chỉ định làm chỉ huy của trường sĩ quan ở Wiener Neustadt, gần Vienna. Sau khi Thế chiến thứ 2 nổ ra, Rommel được bổ nhiệm làm chỉ huy lực lượng bảo vệ tổng hành dinh của Quốc trưởng Đức quốc xã và được Hitler đánh giá cao.

Vào năm 1938, sau khi Đức sáp nhập Áo, Đại tá Rommel được chỉ định làm chỉ huy của trường sĩ quan ở Wiener Neustadt, gần Vienna. Sau khi Thế chiến thứ 2 nổ ra, Rommel được bổ nhiệm làm chỉ huy lực lượng bảo vệ tổng hành dinh của Quốc trưởng Đức quốc xã và được Hitler đánh giá cao.

Tháng 2/1940, Rommel lên làm chỉ huy Sư đoàn xe tăng Panzer số 7. Trên chiến trường, vị tướng này thể hiện bản lĩnh trên chiến trường một cách táo bạo và xông xáo. Ông thường xuyên mở các cuộc tấn công bất ngờ và giành chiến thắng trước những đội quân có ưu thế hơn mình.

Tháng 2/1940, Rommel lên làm chỉ huy Sư đoàn xe tăng Panzer số 7. Trên chiến trường, vị tướng này thể hiện bản lĩnh trên chiến trường một cách táo bạo và xông xáo. Ông thường xuyên mở các cuộc tấn công bất ngờ và giành chiến thắng trước những đội quân có ưu thế hơn mình.

Về sau, Rommel được thăng cấp lên làm Thống chế. Khác với nhiều vị tướng làm việc cho Hitler, Thống chế Rommel cả gan không tuân theo một số mệnh lệnh của Hitler như phải tử thủ ở châu Phi. Dù từng làm trái lệnh Hitler nhưng Thống chế Rommel vẫn được trùm phát xít bổ nhiệm làm tư lệnh phòng thủ Bức tường Đại Tây Dương vào tháng 2/1944. Khi ấy, ông phụ trách Tập đoàn quân B.

Về sau, Rommel được thăng cấp lên làm Thống chế. Khác với nhiều vị tướng làm việc cho Hitler, Thống chế Rommel cả gan không tuân theo một số mệnh lệnh của Hitler như phải tử thủ ở châu Phi. Dù từng làm trái lệnh Hitler nhưng Thống chế Rommel vẫn được trùm phát xít bổ nhiệm làm tư lệnh phòng thủ Bức tường Đại Tây Dương vào tháng 2/1944. Khi ấy, ông phụ trách Tập đoàn quân B.

Không chỉ là một vị tướng tài năng, Thống chế Rommel còn được biết đến là người hào hiệp và khoan dung. Dù dẫn quân chinh chiến ở nhiều nước nhưng ông luôn căn dặn cấp dưới phải tôn trọng người dân nước sở tại. Thêm nữa, Thống chế Rommel lờ đi nhiều mệnh lệnh của cấp trên phải xử tử các tù binh chiến tranh. Khi phát hiện cấp dưới lấy đồng hồ và những vật dụng giá trị của tù binh, Thống chế Rommel bắt họ phải trả lại cho chủ cũ ngay lập tức.

Không chỉ là một vị tướng tài năng, Thống chế Rommel còn được biết đến là người hào hiệp và khoan dung. Dù dẫn quân chinh chiến ở nhiều nước nhưng ông luôn căn dặn cấp dưới phải tôn trọng người dân nước sở tại. Thêm nữa, Thống chế Rommel lờ đi nhiều mệnh lệnh của cấp trên phải xử tử các tù binh chiến tranh. Khi phát hiện cấp dưới lấy đồng hồ và những vật dụng giá trị của tù binh, Thống chế Rommel bắt họ phải trả lại cho chủ cũ ngay lập tức.

Vào năm 1944, Thống chế Rommel tham gia kế hoạch lật đổ, ám sát Hitler. Tuy nhiên, kế hoạch thất bại. Trong khi nhiều người liên quan bị xử tử ngay lập tức, Thống chế Rommel được Hitler ưu ái cho lựa chọn phương án tự tử để tránh bị đưa ra xét xử công khai. Do đó, ông tự sát vào ngày 14/10/1944.

Vào năm 1944, Thống chế Rommel tham gia kế hoạch lật đổ, ám sát Hitler. Tuy nhiên, kế hoạch thất bại. Trong khi nhiều người liên quan bị xử tử ngay lập tức, Thống chế Rommel được Hitler ưu ái cho lựa chọn phương án tự tử để tránh bị đưa ra xét xử công khai. Do đó, ông tự sát vào ngày 14/10/1944.

Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐDT1.

Tâm Anh (theo RBTH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-that-soc-vi-tuong-co-biet-danh-cao-sa-mac-lam-viec-cho-hitler-1737896.html