Sự trầm lắng xuất hiện tại không ít cửa hàng sách

Dù sắp bước vào năm học mới, thế nhưng ở nhiều nhà sách lượng khách hàng vẫn khá trầm lắng. Trên thực tế, điều này đã được cảnh bảo khi bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.

Nhằm không để lây lan dịch bệnh, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu các địa phương tăng cường vận động người dân không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, thực hiện giãn cách xã hội... nên người dân hạn chế ra đường, sức mua giảm sút đối với không ít những loại hàng hóa, trong đó có các sản phẩm sách, đồ dùng học tập...

Trong bối cảnh hạn chế tụ tập đông người để phòng tránh dịch Covid-19, nhiều bạn đọc lựa chọn hình thức mua sách qua mạng.

Trong bối cảnh hạn chế tụ tập đông người để phòng tránh dịch Covid-19, nhiều bạn đọc lựa chọn hình thức mua sách qua mạng.

Qua khảo sát tại một số nhà sách, như nhà sách Tiến Thọ, nhà sách Tiền Phong... lượng khách hàng cũng chỉ ở mức độ vừa phải. Chị Trần Thị Thanh, nhân viên của một nhà sách trên phố Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, mọi năm vào thời điểm đầu năm học, lượng khách hàng thường có sự tăng đột biến so với các thời điểm khác trong năm. Thế nhưng, năm nay điều này lại hoàn toàn thay đổi khi lượng khách đến mua giảm nhiều so với năm ngoái.

Chị Nguyễn Ánh Tuyết (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu nhập giảm sút nên phải tiết giảm chi tiêu, động viên các con tận dụng lại những đồ dùng học tập còn dùng được của năm ngoái chứ không mua mới hoàn toàn như mọi năm.

Chính vì thế sự vắng vẻ là điều dễ bắt gặp tại không ít các nhà sách.

Chính vì thế sự vắng vẻ là điều dễ bắt gặp tại không ít các nhà sách.

“Dịch bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp, tôi nghĩ sẽ học trực tuyến dài nên dụng cụ học tập của con tạm thời tận dụng, chỉ mua những thứ còn thiếu. Khi nào đi học cần gì mua sau cũng được. Hơn nữa, thời điểm này mọi người không nên đến nơi đông người, tránh tiếp xúc là tốt nhất”, chị Tuyết cho biết thêm.

Theo các chuyên gia kinh tế, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên không ít nhà sách rơi vào tình trạng ảm đạm là điều khó tránh khỏi.

Dù các mặt hàng sách được bày bán khá phong phú nhưng lượng khách mua tại cửa hàng không cao.

Dù các mặt hàng sách được bày bán khá phong phú nhưng lượng khách mua tại cửa hàng không cao.

Cũng vì thế, trong bối cảnh hạn chế tụ tập đông người để phòng tránh dịch Covid-19, nhiều bạn đọc lựa chọn hình thức mua sách qua mạng. Nhiều đơn vị phân phối, phát hành sách online cho biết lượng sách bán online tăng hơn trước.

Nắm bắt cơ hội bán sách qua kênh online, nhiều đơn vị lâu nay có thế mạnh với cửa hàng truyền thống đang xây dựng những chương trình bán hàng trực tuyến. “Online không phải thế mạnh của chúng tôi, nhưng giờ đây nó là một hướng đi mới. Chúng tôi đang xây dựng các chương trình nhằm đảm bảo độc giả được mua sách chất lượng, an toàn”, đại diện một cửa hàng sách trên đường Phạm Văn Đồng chia sẻ.

Các chương trình khuyến mại kích cầu được đưa ra nhưng chủ yếu tập trung vào kênh bán hàng online.

Các chương trình khuyến mại kích cầu được đưa ra nhưng chủ yếu tập trung vào kênh bán hàng online.

Cũng bởi việc tăng cường mua bán sách, dụng cụ học tập online mà trước tình trạng khách hàng vắng vẻ tại nhiều cửa hàng sách nhưng doanh thu từ hoạt động bán hàng online cũng góp phần không nhỏ để những cửa hàng này duy trì hoạt động.

Thậm chí, để phục vụ khách hàng trong thời gian dịch bệnh, không ít nhà sách đã đẩy mạnh các chương trình giảm giá, khuyến mại, giao hàng tận nhà trong nội thành Hà Nội chỉ trong 30 phút cho khách hàng.

Hiện nay, một số đơn vị xuất bản, đặc biệt là các thương hiệu sách tư nhân đã và đang làm rất tốt kênh quảng bá online với những cập nhật liên tục của các trang fanpage trên mạng xã hội cùng nhiều hoạt động giới thiệu sách, giao lưu tác giả - bạn đọc. Bởi vậy, trước tình trạng đìu hiu tại các cửa hàng sách thì việc duy trì nguồn doanh thu bán sách, các loại xuất bản phẩm vẫn được đảm bảo phần nào.

Hiện nay, một số đơn vị xuất bản, đặc biệt là các thương hiệu sách tư nhân đã và đang làm rất tốt kênh quảng bá online với những cập nhật liên tục của các trang fanpage trên mạng xã hội cùng nhiều hoạt động giới thiệu sách, giao lưu tác giả - bạn đọc. Bởi vậy, trước tình trạng đìu hiu tại các cửa hàng sách thì việc duy trì nguồn doanh thu bán sách, các loại xuất bản phẩm vẫn được đảm bảo phần nào.

Với những nỗ lực của mình nhiều cửa hàng sách đang cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 và xu thế có thể dễ dàng nhận thấy nhất chính là việc các hiệu sách truyền thống vắng khách thì những kênh phân phối, phát hành sách online lại bất ngờ tăng trưởng.

.

Nguyễn Đăng

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/su-tram-lang-xuat-hien-tai-khong-it-cua-hang-sach-207786.html