Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt - Những vấn đề cốt lõi

Theo Chương trình dự kiến, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Để có thêm thông tin, góc nhìn về dự thảo Luật, Cổng Thông tin điện tử trân trọng giới thiệu bài viết 'Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt - Những vấn đề cốt lõi' của PGS.TS Đặng Văn Thanh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội

Thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Quốc hội khóa XV sẽ thảo luận về đề án sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt. Đây là việc làm cần thiết để để xử lý các bất cập phát sinh trong thực tiễn và phù hợp với yêu cầu quản lý thuế trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) ban hành năm 1998 đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung trong các năm 2003, 2005, 2008. Luật thuế TTĐB năm 2008 được sửa đổi rất căn bản, nhưng sau đó đã qua 04 lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2014 (02 lần), 2016 và năm 2022 đến nay, qua 26 năm, và nếu tính từ Luật Thuế TTĐB năm 2008 là 16 năm thực hiện, Luật thuế TTĐB đã đạt được nhiều kết quả, góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế và tăng thu NSNN. Tuy nhiên hiện nay chính sách thuế TTĐB đã bộc lộ tồn tại, hạn chế và vướng mắc cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.

Thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Quốc hội khóa XV sẽ thảo luận về đề án sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt. Đây là việc làm cần thiết để để xử lý các bất cập phát sinh trong thực tiễn và phù hợp với yêu cầu quản lý thuế trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) ban hành năm 1998 đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung trong các năm 2003, 2005, 2008. Luật thuế TTĐB năm 2008 được sửa đổi rất căn bản, nhưng sau đó đã qua 04 lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2014 (02 lần), 2016 và năm 2022 đến nay, qua 26 năm, và nếu tính từ Luật Thuế TTĐB năm 2008 là 16 năm thực hiện, Luật thuế TTĐB đã đạt được nhiều kết quả, góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế và tăng thu NSNN. Tuy nhiên hiện nay chính sách thuế TTĐB đã bộc lộ tồn tại, hạn chế và vướng mắc cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.

Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được ban soan thảo xin ý kiến rộng rãi. Để góp phần nâng cao chất lượng dự thảo Luật, bài viết nêu một số ý kiến trực tiếp vào nội dung dự thảo Luật Thuế TTĐB (lần thứ 2).

Theo Luật hiện hành, mới có 10 nhóm hàng hóa và 6 nhóm dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế chưa thực sự rõ ràng, thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng chưa đủ tác dụng để hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội, thiếu quy định hoàn trả thuế TTĐB đối với số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết đối với một số mặt hàng cần khuyến khích sản xuất, tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường

Do dó, nên mở rộng đối tượng chịu thuế, cơ sở thuế, đồng bộ với pháp luật chuyên ngành có liên quan. Đồng thời, cần mở rộng đối tượng chịu thuế đối với một số mặt hàng: rượu bia, nước ngọt có ga không cồn, một số loại sản phẩm điện tử, sản phẩm pin, thủy tinh và pha lê, mô tô, xe vận hành trên mặt nước, nước hoa và mỹ phẩm, đá granit, bóng chơi gôn và dụng cụ chơi gôn; đồng hồ đeo tay cao cấp; thuyền sử dụng trong du thuyền, đũa gỗ dùng một lần; sàn gỗ....

Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các hàng hóa có tính chất xa xỉ. Ảnh: Internet

Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các hàng hóa có tính chất xa xỉ. Ảnh: Internet

Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB (điều 2), ngoài thuốc lá và chế phẩm thuốc lá theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, “rượu” theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ... Luật sửa đổi bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml, điều hòa nhiệt độ 90.000 BTU trở xuống.

Tuy nhiên, cần cân nhắc mặt hàng điều hòa nhiệt độ 90.000 BTU trở xuống, nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB (điểm l khoản 1 Điều 2 dự thảo Luật).

Đối với dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, quy định rõ hơn kinh doanh đặt cược, hoạt động kinh doanh golf để luật hóa quy định đang thực hiện ổn định tại văn bản dưới Luật

Về đối tượng không chịu thuế TTĐB

Quy định rõ hàng hóa nhập khẩu không chịu thuế TTĐB “quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp trong định mức được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”. Quy định “quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam. Quy định rõ đối với hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu Quy định về tàu bay, du thuyền thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB để phù hợp với mục tiêu thu thuế TTĐB những mặt hàng cao cấp.

Căn cứ tính thuế rất quan trọng để tính nghĩa vụ nộp thuế. Quy đinh này cần rõ ràng và phải tôn trong các nguyên tắc hạch toán, nguyên tắc tính giá của kế toán, nếu không sẽ dễ xảy ra tranh chấp, áp đặt tuy tiện. Điều 5 dự thảo Luật sửa đổi đã quy định rõ hơn để bao quát trường hợp bổ sung áp dụng thuế tuyệt đối, áp dụng thuế hỗn hợp như sau:

(1). Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

(2) Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối là lượng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và mức thuế tuyệt đối. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng lượng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối.

(3). Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp là tổng của số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và số thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế tuyệt đối.

Nguồn: Bộ Tài chính.

Nguồn: Bộ Tài chính.

Có thể nhận thấy, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm như luật thuế TTĐB hiện hành khuyến khích sản xuất và tiêu dùng sản phẩm giá rẻ với sản phẩm rượu bia có lượng cồn nguyên chất cao, từ đó dẫn tới nguy cơ cao hơn về an toàn thực phẩm và sức khỏe.

Vì vậy, việc áp dụng thêm thuế tuyệt đối khiến các nhà sản xuất có động lực để đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm bảo đảm sức khỏe hơn. Đối với sản phẩm rượu, bia mức cấu phần thuế tuyệt đối hợp lý làm giảm nồng độ cồn của sản phẩm rượu bia. Việc áp dụng phương pháp hỗn hợp là biện pháp hiệu quả về quản lý thuế cho khu vực sản xuất rượu bia ở thị trường phi chính thức và giảm thất thu thuế nhà nước từ khu vực này, khuyến khích các doanh nghiệp minh bạch hơn và chuyến sang thị trường chính thức. Thực tiễn cho thấy đa số các nước phát triển đã chuyển hoàn toàn sang đánh thuế tuyệt đối, vài nước trong khu vực ASEAN cũng đã chuyển sang áp dụng thuế hỗn hợp

Thuế TTĐB đánh trên các nhóm hàng nhà nước không khuyến khích tiêu dùng và là những mặt hàng xa sỉ như: thuốc là, rượu bia, xe ô tô các loại. Chỉ một số ít quốc giá đánh thuế TTĐB đối với mặt hàng: nước ngọt, mỹ phẩm, trang sức cao cấp, nước hoa, thiết bị điện tử... Có thể tham khảo kinh nghiêm các nước tương đồng với Việt Nam:

* Ở Thái Lan: Đối với sản phẩm thuốc lá, tính thuế suất cao và áp dụng phương pháp hỗn hợp với mức 87% cộng với 0,03 USD/gram. Nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc, đối với loại nước không có ga thấp hơn, ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc.

Tại Thái Lan, nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc, đối với loại nước không có ga thấp hơn, ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc. (ảnh minh họa)

Tại Thái Lan, nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc, đối với loại nước không có ga thấp hơn, ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc. (ảnh minh họa)

* Ở Trung Quốc: Đối với nhóm mặt hàng thuốc lá, thuế suất 56% và 0,003 NDT/điếu; Đối với mặt hàng rượu, theo nông độ cồn mức thuế suất 25%, 15%, 10%, 5% và 220 NDT/tấn, 240 NDT/tấn; Đối với bia, Trung Quốc áp dụng mức thuế suất cao nhất so với các loại đồ uống có cồn và theo phương pháp tuyệt đối, mức 250 NDT/tấn

* Tại Hungary: Nước ngọt có ga với mức thuế tuyệt đối là 0,04 euro/1 chai hoặc 1 lon. Tại Hà Lan, đối với nước ngọt (0,09 USD/lít).

Với thuốc lá, tại Malaysia là 0,04 USD/điếu.Tại Bruneilà 0,2 USD/điếu. Tại Indonesia là 0,008 – 0,04 USD/điếu. Tại Philippines là 0,12 – 0,58 USD/điếu, từ 2018, mỗi năm tăng thêm 4%. Tại Lào là 60% giá bán lẻ + 500Kíp/bao.

Luật Thuế TTĐB hiên hành quy định thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng chưa đủ tác dụng để hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội, thiếu quy định hoàn trả thuế TTĐB đối với số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết đối với một số mặt hàng cần khuyến khích sản xuất, tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường. Rất cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp hơn.

Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đang triển khai các giải pháp ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Chính phủ đã có nhiều gói giải pháp để hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp, vượt qua khó khăn, phục hồi kinh tế. Trong giai đoạn qua, thì các yếu tố chi phí đầu vào đã tăng đáng kể, đặc biệt là chi phí logistics do các mâu thuẫn về địa chính trị trên toàn cầu.

Vì vậy, đối với mặt hàng rượu, bia: quy định thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO. Nên áp dụng phương án 1, giá bán năm 2026 tăng khoảng 10% so với năm 2025, sau đó mỗi năm giá bán sẽ tăng 2,3%, như vậy sẽ đảm bảo giá tăng tương ứng mức lạm phát, không nên áp dụng phương án 2 sự tăng giá trong giai đoạn hiện nay sẽ dẫn đến giảm sút về sản lượng và thất thu ngân sách.

Bộ Tài chính đang đề xuất các phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia theo lộ trình, dự kiến lên đến 100% vào năm 2030.

Bộ Tài chính đang đề xuất các phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia theo lộ trình, dự kiến lên đến 100% vào năm 2030.

Bên cạnh đó, Luật cần có quy định cụ thể về mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại đồ uống có nồng độ cồn khác nhau. Đặc biệt là thuế rượu lúc nào cũng cao hơn thuế bia bởi mức độ tác hại lớn hơn. Điều này cũng thống nhất với các quy định hiện hành trong Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Luật Quảng cáo, thì bia đã được chia thành 3 nhóm có nồng độ cồn lần lượt là dưới 5,5 độ, từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và trên 15 độ. Nên chăng: Mức thuế TTĐB đối với bia nên thấp hơn rượu từ 20 độ trở lên (dự thảo Luật đều là 70% và 80%) và tăng dần theo các năm cho đến 90% và 100%.

Đối với DN vừa và nhỏ trong ngành sản xuất bia và nước ngọt, phương pháp hỗn hợp không phải là công cụ để thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ, hộ cá thể ở thị trường phi chính thức chuyển sang thị trường chính thức. Cần phải thấy, trên thực tế, còn có tình trạng trốn thuế trong ngành sản xuất bia rượu, nước giải khát ở khu vực phi chính thức.

Vì vậy có thể nói việc áp mức thuế tuyệt đối để tính thuế TTĐB cho sản lượng tiêu thụ trong khu vực phí chính thức là không đơn giản và rất khó khăn, chưa nói tới việc áp mức thuế tuyệt đối quá cao cho sản phẩm bia, rượu bình dân giá thấp sẽ khuyến khích họ trốn thuế nhiều hơn.

Nên có cơ chế áp thuế tuyệt đối lũy tiến tăng dần theo sản lượng hàng năm để khuyến khích các cơ sở sản xuất rượu, bia nhỏ lẻ trung thực khai báo kinh doanh. Đây cũng là cách làm mang tính thông lệ phổ biến trên thế giới đang làm. Cần đề cao vai trò của chính phủ trong việc bảo vệ các DN SX bia rượu nhỏ và vừa. Kinh nghiệm cho thấy, Chính phủ các nước phát triển, các nước tiên tiến đều có chính sách kiểm soát độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh, ra sức bảo vệ khu vực doanh nghiệp yếu thế bằng việc áp dụng mức thuế tuyệt đối thấp hơn.

Để phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mức kế toán về xác định thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp lao vụ dịch vụ, đề nghị Điều 7, dự thảo Luật cần quy định lại rõ hơn như sau :

(1). Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa là thời điểm hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

(2.) Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đề nghị cần quy định phù hợp với Chuẩn mực kế toán, với quy định về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, về ghi nhân doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, cần thống nhất và làm rõ và sử dụng các thuật ngữ giá bán, giá mua, trị giá hàng mua, trị giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu, cộng với các khoản thuế là thuế nhập khẩu bổ sung

Điều 9 dự thảo luật đã quy định về hoàn thuế. Trong đó, quy định rõ hơn hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu ra nước ngoài; bổ sung quy định hoàn thuế đối với số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết của xăng khoáng nguyên liệu dùng để sản xuất, pha chế xăng sinh học.

Nên chăng quy định cho phép hoàn thuế TTĐB đối với hàng hóa và dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB được sử dụng trong khu công nghiệp sinh thái, tronmg khu đô thị sinh thái và trong kinh tế tuần hoàn... để khuyến khích phát trển đô thị sinh thái, đô thị thông minh, phát triển năng lượng tái tại, tạo lập cuộc sống hài hòa với môi trường sinh thái, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường

Hy vọng Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận và sớm thông qua với chất lượng và tính khả thi cao, góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều chỉnh hành vi tiêu dùng của các giai tầng trong xã hội./.

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/goc-nhin.aspx?itemid=89317