Súng bắn tỉa HS 50 được sản xuất và tiếp thị bởi công ty sản xuất vũ khí Steyr của Áo, nhưng khẩu súng này không phải do các kỹ sư của công ty này phát triển, mà đặt hàng nhà thiết kế súng người Đức, phát triển một mẫu súng bắn tỉa hạng nặng, cỡ nòng 12,7 mm (.50).
Khẩu súng bắn tỉa HS 50 xuất hiện lần đầu tại Triển lãm SHOT 2002. Việc Steyr giới thiệu và tiếp thị một mẫu súng bắn tỉa từ một nhà thiết kế độc lập, có thể xuất phát từ việc họ quá mệt mỏi với khái niệm súng bắn tỉa hạng nặng.
Trước đó vài năm, Steyr cũng đã thử sức trong lĩnh vực này, khi thiết kế khẩu súng bắn tỉa hạng nặng 15.2 IWS 2000 có tính năng rất tiên tiến, nhưng không bán được.
Rất may mắn cho công ty Steyr, ngay từ lần xuất hiện đầu tiên, HS 50 đã thành công về mặt thương mại. Tại một số thời điểm, khẩu HS 50 đã được lực lượng vũ trang Áo và Đức chấp nhận đưa vào sử dụng.
Mặc dù Quân đội Đức chỉ sử dụng phiên bản súng bắn tỉa HS 50M1, đi kèm với hộp tiếp đạn 5 viên; tuy nhiên Quân đội Đức đã sử dụng tương đối phổ quát loại súng này từ năm 2004.
Nhưng bước đột phá lớn của HS 50 là khi công ty Steyr bán 800 khẩu HS 50 cho Iran vào năm 2005. Trên danh nghĩa, những khẩu súng này sẽ được cảnh sát Iran sử dụng, để bắn vào động cơ ô-tô của những kẻ buôn lậu, ở biên giới Iran.
Nhưng sau đó, các công ty quốc phòng Iran đã bắt đầu sản xuất các bản sao của khẩu súng trường có tên AM-50 Sayyad. Sayyads được sử dụng bởi quân đội Iran và các tổ chức bán quân sự nước này và được phân phối cho các lực lượng vũ trang thân Iran, trên toàn bộ khu vực Trung Đông.
Khẩu HS 50 trở lên phổ biến tại khu vực Trung Đông, do khu vực này thường xuyên xảy ra chiến sự; bên cạnh đó, với tầm bắn và khả năng xuyên phá của một khẩu súng bắn tỉa hạng nặng, người sử dụng HS 50 cũng không phải thường xuyên di chuyển, nên chiều dài và trọng lượng của nó không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Với chiến tranh đô thị diễn ra phổ biến tại chiến trường Syria, những xạ thủ bắn tỉa thường ẩn nấp trong các nhà cao tầng, bắn từ cửa sổ của các tòa nhà này; các phòng này sẽ giúp giảm tiếng nổ và chớp lửa đầu nòng khi bắn, do vậy đối phương khó phát hiện.
Với khả năng xuyên giáp của các loại đạn cỡ 12,7 mm cũng được đánh giá cao, khi chống lại các xe mang bom tự sát (IED); mặc dù súng bắn tỉa cỡ nòng 12,7 mm không phải là loại vũ khí hiệu quả nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công như vậy.
Mặc dù những tính năng trên khẩu HS 50 đều có trên những khẩu súng bắn tỉa hạng nặng khác, nhưng HS 50 có những "phẩm chất" để nó trở thành mẫu súng bắn tỉa "quốc dân", đó là nó có cấu tạo cực kỳ đơn giản nếu so sánh với những mẫu súng bắn tỉa khác sử dụng 12,7 mm.
Ví dụ như khẩu súng trường bắn tỉa bán tự động Barrett M82/M107 nổi tiếng của Mỹ, có cơ chế nòng giật phức tạp, để giảm độ giật cho người bắn. Đặc biệt là đạn sử dụng cho loại súng này cũng khó kiếm, trong điều kiện chiến trường chia cắt như tại Trung Đông.
Với thiết kế của một mẫu súng trường "siêu" cổ điển, HS 50 phiên bản Trung Đông hoàn toàn không sử dụng hộp tiếp đạn, xạ thủ sau mỗi phát bắn phải lên đạn và tiếp đạn vào ổ; nhưng không phải thế mà súng kém hiện đại, HS 50 được thiết kế kiểu "nòng treo"; và do không sử dụng hộp tiếp đạn, nên súng nhẹ, kết cấu vững chắc hơn hơn và dễ sửa chữa.
Một tính năng quan trọng của súng bắn tỉa đó là mức chính xác, HS 50 trở thành vũ khí "khét tiếng" do tính hiệu quả của chúng. Abu Tahseen, một tay súng bắn tỉa của Lực lượng đặc nhiệm Iraq, được cho là đã tiêu diệt hơn 320 thành viên của tổ chức khủng bố IS, trước thời điểm anh hy sinh vào năm 2017.
Trong các bức ảnh và video trước khi chết, người ta thấy Abu Tahseen sử dụng súng bắn tỉa Sayyad (phiên bản HS 50 của Iran). Các biến thể của khẩu HS 50 được sản xuất không phép, sẽ tiếp tục được tìm thấy trong các khu vực xung đột ở Trung Đông trong nhiều năm tới. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh sức mạnh của khẩu súng bắn tỉa nổi tiếng bậc nhất Trung Đông hiện tại. Nguồn: Steyr.
Tiến Minh