Sức mạnh quân đội Trung Quốc trong bước ngoặt hối thúc ngân sách lớn hơn
Quân đội Trung Quốc đang thúc đẩy tăng cường ngân sách đối phó với các thách thức trong nước và toàn cầu.
Theo SCMP, quân đội Trung Quốc đang hối thúc tăng cường ngân sách, dự kiến sẽ được thông báo tại Quốc hội (lưỡng hội) thường niên của Trung Quốc cùng với lập luận rằng quân đội cần phải thúc đẩy thêm kinh phí đối phó với các thách thức trong nước và bên ngoài.
Theo trang SCMP, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở điểm thấp nhất trong bối cảnh chiến tranh thương mại. Thêm vào đó, các vẫn đề xoay quanh đại dịch Covid-19 đang khiến cho quan hệ hai nước chưa thể cải thiện giai đoạn này.
Theo quan điểm của Bắc Kinh, thách thức quân sự có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
"Bắc Kinh cho rằng mối đe dọa an ninh đất nước từ bên ngoài đang gia tăng. Vì vậy, Quân đội nhân dân Trung Quốc muốn bổ sung thêm ngân sách hỗ trợ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quân sự và tham gia các huấn luyện sẵn sàng chiến đấu", ông Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự có trụ sở tại Hong Kong và là một cựu sĩ quan tại Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết.
Mặc dù quy mô thực tế ngân sách quốc phòng Trung Quốc nằm ở vấn đề an ninh, cụ thể trong các căng thẳng với Mỹ nhưng căng thẳng leo thang vẫn tồn đọng ở nhiều vấn đề khác.
Trong khi việc tăng trưởng chi tiêu có vẻ không xa lạ nhưng suy thoái kinh tế trong nước có thể ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và thách thức khủng hoảng toàn cầu. Vào cuối tháng Ba, ngân hàng đầu tư Trung Quốc (International Capital Corporation) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP đối với Trung Quốc trong năm 2020 đến 2.6% so với 6.1% trong tháng Một.
Theo SCMP, Trung Quốc đã thông báo chi tiêu quốc phòng khoảng 176 tỷ đôla Mỹ vào tháng Ba năm ngoái và là chi tiêu lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế của Stockholm ước tính chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đang đạt mức 261 tỷ đôla Mỹ - ít hơn so với mức chi 732 tỷ đôla Mỹ.
Lu Li-shih, cựu giảng viên học viện hải quân Đài Loan cho biết nghi ngờ giữa Bắc Kinh và Washington đang ở giai đoạn tồi tệ nhất kể từ khi nối lại quan hệ ngoại giao trong những năm 1970. Tuy nhiên, ông đánh giá khả năng xảy ra xung đột quân sự là rất thấp.
Collin Koh, nhà nghiên cứu khoa nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cho biết, quân đội Trung Quốc và Mỹ vốn đã duy trì kênh liên lạc giữa hai bên từ trước.
"Quan hệ quân sự song phương có thể không phải lúc nào cũng hiệu quả nhưng ít nhất đóng vai trò quan trọng giảm áp lực căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh", ông Koh nói.
Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ thị cho quân đội Trung Quốc vào tháng Một sẵn sàng chuẩn bị đối phó với các thách thức từ bên ngoài và sẵn sàng kế hoạch tăng cường sức mạnh quân đội Trung Quốc từ năm 2017. Thông điệp này vẫn không thay đổi.
Theo SCMP, chiến lược trẻ hóa quốc gia của Chủ tịch Tập Cận Bình bao gồm việc đưa quân đội Trung Quốc (PLA) vào lực lượng chiến đấu hàng đầu tới năm 2050, bao gồm việc triển khai ít nhất 4 nhóm tàu sân bay tới năm 2035, việc nghiên cứu và phát triển vũ khí tối tân và cải tổ toàn bộ cấu trúc chỉ huy quân sự. Trung Quốc hiện tại có tới hai tàu sân bay, trong đó tàu Liêu Ninh được trang bị lại và mua từ Ukraine trong khi tàu sân bay Sơn Đông là tàu đầu tiên được chế tạo ở trong nước. Loại tàu sân bay Sơn Đông đang tiến hành thử nghiệm trên biển nhằm đáp ứng với khả năng hoạt động đầu tiên đối với chức năng tàu chiến.
"Nỗ lực hiện đại hóa quân đội Trung Quốc cho các hoạt động quân sự truyền thống và phi truyền thống sẽ không thể chậm chễ", ông Song cho biết. PLA cũng đang thuyết phục đầu tư thêm chi phí đối phó với diễn biến phức tạp và thách thức an ninh phi truyền thống trong nước cũng như rủi ro từ chủ nghĩa khủng bố.
Cuộc chiến đại dịch Covid-19
Quân đội Trung Quốc cũng đi đầu trong cuộc chiến dịch bệnh Covid-19 năm nay khi hàng chục nghìn người đang gồng mình đối phó với dịch bệnh Covid-19 tại Vũ Hán vào tháng Một. Quân đội Trung Quốc cũng hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân cùng với sự tham gia của các binh sĩ trong khâu hậu cần kiểm soát dịch bệnh. Tất cả các chi phí bổ sung đều ảnh hưởng đến kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
Bên cạnh cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, quân đội Trung Quốc cũng là một phần hỗ trợ việc làm cho các đối tượng thất nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp đang phải nỗ lực để phục hồi suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra.
"Quân đội Trung Quốc đang nỗ lực để trình Quốc hội cho việc tăng thêm ngân sách lên tới 9% trong năm tới mặc dù tình hình kinh tế trong nước và toàn cầu đang có nhiều tín hiệu lo lắng", một quan chức giấu tên cho biết.
PLA đã triển khai hơn 4500 lực lượng y tế quân sự hỗ trợ tỉnh Hồ Bắc trong suốt dịch bệnh mà tâm điểm là thành phố Vũ Hán cùng với việc hỗ trợ hậu cần ở những nơi khác trong tỉnh Hồ Bắc từ tháng Hai.
"Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng yêu cầu các nhà khoa học từ Học viện Khoa học y tế quân sự tham gia nhanh chóng nỗ lực hết sức chế tạo ra vaccine phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Đây là chặng đường dài và mất nhiều chi phí. Điều này cũng rất khó để phỏng đoán chi phí quân sự từ đại dịch Covid-19 bởi vì chúng ta không biết nó sẽ mất bao nhiêu thời gian", người này cho biết.