Sức mạnh tàu đổ bộ 'khủng' nhất Đông Nam Á vừa đến Việt Nam

Dự án đóng tàu đổ bộ UMS Moattama của Myanmar được diễn ra rất bí mật nhưng khi vừa hạ thủy được 4 tháng, Hải quân Myanmar đã đưa con tàu hiện đại này đến thăm chính thức Việt Nam.

Hôm nay ngày 13/11/2019, tàu đổ bộ mới nhất của Hải quân Myanmar chiếc UMS Moattama đã ghé cảng Cam Ranh, thăm chính thức Việt Nam. Tàu đổ bộ này của Hải quân Myanmar do Hàn Quốc chế tạo và hiện được coi là tàu đổ bộ hiện đại, mạnh mẽ bậc nhất ở Đông Nam Á. Ảnh: Tàu UMS Moattama 1501 chuẩn bị cập cảng Quốc tế Cam Ranh - Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam.

Hôm nay ngày 13/11/2019, tàu đổ bộ mới nhất của Hải quân Myanmar chiếc UMS Moattama đã ghé cảng Cam Ranh, thăm chính thức Việt Nam. Tàu đổ bộ này của Hải quân Myanmar do Hàn Quốc chế tạo và hiện được coi là tàu đổ bộ hiện đại, mạnh mẽ bậc nhất ở Đông Nam Á. Ảnh: Tàu UMS Moattama 1501 chuẩn bị cập cảng Quốc tế Cam Ranh - Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam.

Trong thời gian thăm Việt Nam, thủy thủ và sĩ quan của tàu đổ bộ UMS Moattama sẽ tham gia các hoạt động chào xã giao lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4, giao hữu thể thao cùng các chiến sĩ vùng 4 Hải quân. Ảnh: Sĩ quan, thủy thủ Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân Việt Nam tham quan Tàu UMS Moattama 1501

Trong thời gian thăm Việt Nam, thủy thủ và sĩ quan của tàu đổ bộ UMS Moattama sẽ tham gia các hoạt động chào xã giao lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4, giao hữu thể thao cùng các chiến sĩ vùng 4 Hải quân. Ảnh: Sĩ quan, thủy thủ Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân Việt Nam tham quan Tàu UMS Moattama 1501

Tàu UMS Moattama mang số thân 1501 được đóng theo lớp Makassar do Hàn Quốc thiết kế và chế tạo. Đây hiện được coi là lớp tàu đổ bộ phổ biến nhất Đông Nam Á khi không chỉ Myanmar mà còn cả Indonesia và Philippines cũng sở hữu loại tàu này với số lượng lớn. Nguồn ảnh: VLru.

Tàu UMS Moattama mang số thân 1501 được đóng theo lớp Makassar do Hàn Quốc thiết kế và chế tạo. Đây hiện được coi là lớp tàu đổ bộ phổ biến nhất Đông Nam Á khi không chỉ Myanmar mà còn cả Indonesia và Philippines cũng sở hữu loại tàu này với số lượng lớn. Nguồn ảnh: VLru.

Có giá từ 37 cho tới 45 triệu USD mỗi chiếc tùy thời điểm đặt hàng. Hiện tại, trong biên chế của Indonesia đã có tới năm tàu loại này, Indonesia có hai tàu, Peru có hai tàu và Myanmar một tàu. Nguồn ảnh: VLru.

Có giá từ 37 cho tới 45 triệu USD mỗi chiếc tùy thời điểm đặt hàng. Hiện tại, trong biên chế của Indonesia đã có tới năm tàu loại này, Indonesia có hai tàu, Peru có hai tàu và Myanmar một tàu. Nguồn ảnh: VLru.

Tàu đổ bộ lớp Makassar có thiết kế theo kiểu truyền thống, trọng tải tối đa lên tưới 8400 tấn, tàu có giãn nước lớn nhất 11.300 tấn, dài 122 mét, rộng 22 mét và cao 56 mét. Được biết dự án đóng tàu UMS Moattama của Myanmar diễn ra rất bí mật. Gần như không có bất cứ một thông tin nào được hé lộ cho đến khi dự án hoàn thành và con tàu được hạ thủy. Nguồn ảnh: VLru.

Tàu đổ bộ lớp Makassar có thiết kế theo kiểu truyền thống, trọng tải tối đa lên tưới 8400 tấn, tàu có giãn nước lớn nhất 11.300 tấn, dài 122 mét, rộng 22 mét và cao 56 mét. Được biết dự án đóng tàu UMS Moattama của Myanmar diễn ra rất bí mật. Gần như không có bất cứ một thông tin nào được hé lộ cho đến khi dự án hoàn thành và con tàu được hạ thủy. Nguồn ảnh: VLru.

Tàu được trang bị hai động cơ đẩy do MAN B&W sản xuất với công suất tổng cộng 2666 mã lực mỗi động cơ kèm theo hai trục dẫn động. Nguồn ảnh: VLru.

Tàu được trang bị hai động cơ đẩy do MAN B&W sản xuất với công suất tổng cộng 2666 mã lực mỗi động cơ kèm theo hai trục dẫn động. Nguồn ảnh: VLru.

Tốc độ tối đa của các tàu đổ bộ lớp Makassar vào khoảng 16 hải lý giờ, tốc độ hành trình chỉ là 14 hải lý. Tốc độ khá chậm này khiến cho tàu Makassar khó có thể bám theo các đoàn tàu khu trục, khinh hạm chiến đấu mà bù lại, các tàu chiến đấu phải giảm tốc để đi theo bảo vệ tàu Makassar. Nguồn ảnh: VLru.

Tốc độ tối đa của các tàu đổ bộ lớp Makassar vào khoảng 16 hải lý giờ, tốc độ hành trình chỉ là 14 hải lý. Tốc độ khá chậm này khiến cho tàu Makassar khó có thể bám theo các đoàn tàu khu trục, khinh hạm chiến đấu mà bù lại, các tàu chiến đấu phải giảm tốc để đi theo bảo vệ tàu Makassar. Nguồn ảnh: VLru.

Tàu có khả năng di chuyển hải trình dài tối đa 30 ngày hoặc 10.000 km trước khi cần vào bờ tiếp tế. Tối đa, Makassar có thể mang theo được 40 phương tiện các loại bao gồm thiết giáp nhẹ, xe lôi nước, xe tải,... cùng 218 lính. Nguồn ảnh: VLru.

Tàu có khả năng di chuyển hải trình dài tối đa 30 ngày hoặc 10.000 km trước khi cần vào bờ tiếp tế. Tối đa, Makassar có thể mang theo được 40 phương tiện các loại bao gồm thiết giáp nhẹ, xe lôi nước, xe tải,... cùng 218 lính. Nguồn ảnh: VLru.

Makassar có biên chế thủy thủ đoàn đầy đủ 518 người, tàu được trang bị vũ khí bao gồm 1 pháo Bofors 40mm cùng 2 pháo Oerlikon 20mm và hai tổ hợp tên lửa phòng không cỡ nhỏ Mistral. Nguồn ảnh: VLru.

Makassar có biên chế thủy thủ đoàn đầy đủ 518 người, tàu được trang bị vũ khí bao gồm 1 pháo Bofors 40mm cùng 2 pháo Oerlikon 20mm và hai tổ hợp tên lửa phòng không cỡ nhỏ Mistral. Nguồn ảnh: VLru.

Điểm mạnh nhất của Makassar đó là nó có sàn đỗ có thể cất - hạ cánh cùng lúc tới hai trực thăng kèm theo đó là hệ thống nhà chứa máy bay. Tuy nhiên không rõ nhà chứa này có chứa được cả hai chiếc trực thăng hay không. Nguồn ảnh: VLru.

Điểm mạnh nhất của Makassar đó là nó có sàn đỗ có thể cất - hạ cánh cùng lúc tới hai trực thăng kèm theo đó là hệ thống nhà chứa máy bay. Tuy nhiên không rõ nhà chứa này có chứa được cả hai chiếc trực thăng hay không. Nguồn ảnh: VLru.

Hiện tại, Hải quân Brazil cũng đang rất quan tâm tới loại tàu đổ bộ này và trong tương lai, nhiều khả năng Brazil sẽ đổi hai tàu ngầm U209 của nước này lấy ít nhất hai tàu đổ bộ lớp Makassar. Nguồn ảnh: VLru.

Hiện tại, Hải quân Brazil cũng đang rất quan tâm tới loại tàu đổ bộ này và trong tương lai, nhiều khả năng Brazil sẽ đổi hai tàu ngầm U209 của nước này lấy ít nhất hai tàu đổ bộ lớp Makassar. Nguồn ảnh: VLru.

Mời độc giả xem video: Tàu đổ bộ "Đẳng cấp châu Âu" Trieste của Hải quân Italia.

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/suc-manh-tau-do-bo-khung-nhat-dong-nam-a-vua-den-viet-nam-1303306.html