Sức mạnh tàu Hộ tống của Hải quân Ấn Độ vừa thăm TP HCM

Vừa qua, tàu Hộ tống săn ngầm INS Kiltan đã có chuyến thăm cảng Nhà Rồng ở thành phố Hồ Chí Minh và đã có cuộc tập trận chung với Hải quân Việt Nam.

Tàu hộ vệ săn ngầm mang số hiệu P30 - INS Kiltan của Hải quân Ấn Độ vừa qua đã có chuyến dừng kỹ thuật và thăm cảng Nhà Rồng của thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24/12 cho đến ngày 26/12. Đây là chuyến thăm nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết giữa hai quân đội, hai chính phủ. Ảnh: Tàu INS Kiltan chuẩn bị cập cảng Nhà Rồng

Tàu hộ vệ săn ngầm mang số hiệu P30 - INS Kiltan của Hải quân Ấn Độ vừa qua đã có chuyến dừng kỹ thuật và thăm cảng Nhà Rồng của thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24/12 cho đến ngày 26/12. Đây là chuyến thăm nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết giữa hai quân đội, hai chính phủ. Ảnh: Tàu INS Kiltan chuẩn bị cập cảng Nhà Rồng

Trong chuyến thăm lần này, tàu Hải quân Ấn Độ cũng chuyển giao hỗ trợ cho Việt Nam 15 tấn hàng hóa nhằm khắc phục những sự cố thiên tai tại miền Trung sau những trận bão lụt lịch sử vừa qua.

Trong chuyến thăm lần này, tàu Hải quân Ấn Độ cũng chuyển giao hỗ trợ cho Việt Nam 15 tấn hàng hóa nhằm khắc phục những sự cố thiên tai tại miền Trung sau những trận bão lụt lịch sử vừa qua.

Tàu Hộ vệ săn ngầm INS Kiltan là một trong bốn tàu thuộc lớp Kamorta do Ấn Độ tự thiết kế chế tạo. Đây là những tàu săn ngầm thế hệ mới được coi là xương sống của lực lượng Hải quân Ấn Độ trong việc chống sự xâm nhập của tàu ngầm đối phương ra khu vực Ấn Độ Dương. Ảnh: Tàu INS Kiltan tại cảng Nhà Rồng

Tàu Hộ vệ săn ngầm INS Kiltan là một trong bốn tàu thuộc lớp Kamorta do Ấn Độ tự thiết kế chế tạo. Đây là những tàu săn ngầm thế hệ mới được coi là xương sống của lực lượng Hải quân Ấn Độ trong việc chống sự xâm nhập của tàu ngầm đối phương ra khu vực Ấn Độ Dương. Ảnh: Tàu INS Kiltan tại cảng Nhà Rồng

Tàu săn ngầm lớp Kamorta được thiết kế với kiểu dáng hiện đại, góc cạnh, tránh tối đa sự phản xạ với sóng radar trinh sát của đối phương, nâng cao tính tàng hình. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 3.300 tấn, dài 109m, rộng 13.7m Ảnh: Tàu INS Kiltan trong một cuộc hải hành

Tàu săn ngầm lớp Kamorta được thiết kế với kiểu dáng hiện đại, góc cạnh, tránh tối đa sự phản xạ với sóng radar trinh sát của đối phương, nâng cao tính tàng hình. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 3.300 tấn, dài 109m, rộng 13.7m Ảnh: Tàu INS Kiltan trong một cuộc hải hành

Tàu hộ vệ này sử dụng một pháo hạm Oto Melara cỡ nòng 76mm của Italia thay vì pháo hạm AK-176 cỡ 76mm do Nga sản xuất. Người Ấn Độ rất ưu chuộng dòng pháo hạm cỡ 76mm của Italia hơn của Nga bởi tính hiệu quả và đáng tin cậy, cùng hiệu suất cao hơn. Điển hình như việc họ thay thế pháo AK-176 trên tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 của mình bằng pháo Oto Melara. Ảnh: Tàu INS Kiltan diễn tập cùng tàu hậu cần của Hải quân Mỹ

Tàu hộ vệ này sử dụng một pháo hạm Oto Melara cỡ nòng 76mm của Italia thay vì pháo hạm AK-176 cỡ 76mm do Nga sản xuất. Người Ấn Độ rất ưu chuộng dòng pháo hạm cỡ 76mm của Italia hơn của Nga bởi tính hiệu quả và đáng tin cậy, cùng hiệu suất cao hơn. Điển hình như việc họ thay thế pháo AK-176 trên tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 của mình bằng pháo Oto Melara. Ảnh: Tàu INS Kiltan diễn tập cùng tàu hậu cần của Hải quân Mỹ

Phía trước ca-bin tàu là 2 cụm ống phóng rocket chống ngầm hạng nặng RBU-6000, mỗi cụm chứa 12 ống phóng, có thể bắn đạn chống ngầm RGB-60 với đầu nổ nặng 25kg, có thể xuyên sâu tới 500m dưới nước để công kích tàu ngầm. Ảnh: Hệ thống rocket săn ngầm RBU-6000 trên tàu INS Kiltan

Phía trước ca-bin tàu là 2 cụm ống phóng rocket chống ngầm hạng nặng RBU-6000, mỗi cụm chứa 12 ống phóng, có thể bắn đạn chống ngầm RGB-60 với đầu nổ nặng 25kg, có thể xuyên sâu tới 500m dưới nước để công kích tàu ngầm. Ảnh: Hệ thống rocket săn ngầm RBU-6000 trên tàu INS Kiltan

Ngoài ra, tàu còn được trang bị 2 cụm ống phóng ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm đặt ở hai bên thân tàu. Ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm là một loại vũ khí săn ngầm vô cùng hiệu quả và nguy hiểm, một phát bắn trúng mục tiêu hiệu quả hoàn toàn có thể loại bỏ tàu ngầm đối phương ra khỏi vòng chiến đấu. Ảnh: Tàu hộ tống săn ngầm lớp Kamorta

Ngoài ra, tàu còn được trang bị 2 cụm ống phóng ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm đặt ở hai bên thân tàu. Ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm là một loại vũ khí săn ngầm vô cùng hiệu quả và nguy hiểm, một phát bắn trúng mục tiêu hiệu quả hoàn toàn có thể loại bỏ tàu ngầm đối phương ra khỏi vòng chiến đấu. Ảnh: Tàu hộ tống săn ngầm lớp Kamorta

Đặc biệt, để có thể có được khả năng phát hiện và săn tàu ngầm, tàu INS Kiltan được trang bị loại sonar cảm biến âm thanh đặt ở dưới bụng tàu chuyên biệt cho việc thu tín hiệu phát ra từ tàu ngầm đối phương. Ngoài ra, tàu còn có sàn đáp và nhà chứa trực thăng cho phép tiếp nhận trực thăng săn ngầm Ka-28 phối thuộc trong các nhiệm vụ. Ảnh: Tàu INS Kiltan tại cảng Nhà Rồng.

Đặc biệt, để có thể có được khả năng phát hiện và săn tàu ngầm, tàu INS Kiltan được trang bị loại sonar cảm biến âm thanh đặt ở dưới bụng tàu chuyên biệt cho việc thu tín hiệu phát ra từ tàu ngầm đối phương. Ngoài ra, tàu còn có sàn đáp và nhà chứa trực thăng cho phép tiếp nhận trực thăng săn ngầm Ka-28 phối thuộc trong các nhiệm vụ. Ảnh: Tàu INS Kiltan tại cảng Nhà Rồng.

Về khả năng phòng không, tàu INS Kiltan được trang bị hai hệ thống pháo cao tốc 6 nòng AK-630 cỡ 30mm. Pháo có thể tiêu diệt các loại mục tiêu bay thấp như trực thăng đối phương hay máy bay bổ nhào, tiêu diệt tên lửa chống hạm và các loại mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ khác. Ảnh: Tàu INS Kiltan của Hải quân Ấn Độ

Về khả năng phòng không, tàu INS Kiltan được trang bị hai hệ thống pháo cao tốc 6 nòng AK-630 cỡ 30mm. Pháo có thể tiêu diệt các loại mục tiêu bay thấp như trực thăng đối phương hay máy bay bổ nhào, tiêu diệt tên lửa chống hạm và các loại mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ khác. Ảnh: Tàu INS Kiltan của Hải quân Ấn Độ

Sau khi kết thúc 2 ngày cập cảng Nhà Rồng, tàu hộ tống săn ngầm INS Kiltan đã có chuyến tuần tra trên biển cùng với tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 13 thuộc lớp Petya II của Lữ đoàn 172, Vùng 2 Hải quân nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, khả năng phối hợp trên biển của các bên. Ảnh: Tàu INS Kiltan (trái) của Hải quân Ấn Độ và tàu 13 (phải) của Hải quân Việt Nam tập trận chung trên biển.

Sau khi kết thúc 2 ngày cập cảng Nhà Rồng, tàu hộ tống săn ngầm INS Kiltan đã có chuyến tuần tra trên biển cùng với tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 13 thuộc lớp Petya II của Lữ đoàn 172, Vùng 2 Hải quân nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, khả năng phối hợp trên biển của các bên. Ảnh: Tàu INS Kiltan (trái) của Hải quân Ấn Độ và tàu 13 (phải) của Hải quân Việt Nam tập trận chung trên biển.

Ấn Độ nhập biên tàu INS Kiltan cách đây ba năm.

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/suc-manh-tau-ho-tong-cua-hai-quan-an-do-vua-tham-tp-hcm-1479959.html