Sức mạnh tuyệt đối của hệ thống tên lửa mới phòng thủ Moscow

Được kế thừa từ những hệ thống phòng không hiện đại thời Liên Xô, S-550 được kỳ vọng sẽ là thế hệ tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới.

Trích dẫn một số nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, hãng tin RIA đưa tin rằng Moscow đang tích cực phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa mới chuyên đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và các mối đe dọa từ không gian.

Trích dẫn một số nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, hãng tin RIA đưa tin rằng Moscow đang tích cực phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa mới chuyên đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và các mối đe dọa từ không gian.

Khả năng của nó bao gồm đánh chặn tên lửa đạn đạo ở nhiều tầm khác nhau, chủ yếu là các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa và vô hiệu hóa các mối đe dọa từ vũ khí tấn công không gian, nó tương tự các hệ thống THAAD và Aegis của Mỹ.

Khả năng của nó bao gồm đánh chặn tên lửa đạn đạo ở nhiều tầm khác nhau, chủ yếu là các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa và vô hiệu hóa các mối đe dọa từ vũ khí tấn công không gian, nó tương tự các hệ thống THAAD và Aegis của Mỹ.

Sự tồn tại của S-550 đã được Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu xác nhận vào năm 2021. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống phòng không và tên lửa trong nước cũng như việc cung cấp S-350, S-400, S-500 và S-550 cho các lực lượng vũ trang.

Sự tồn tại của S-550 đã được Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu xác nhận vào năm 2021. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống phòng không và tên lửa trong nước cũng như việc cung cấp S-350, S-400, S-500 và S-550 cho các lực lượng vũ trang.

Tin tức về S-550 xuất hiện sau các báo cáo trước đó rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 Prometey đầu tiên đã đi vào hoạt động trong khu vực. Chuyên gia quân sự Dmitry Litovkin suy đoán rằng S-550 có thể là sự kế thừa từ các hệ thống tên lửa thời Liên Xô.

Tin tức về S-550 xuất hiện sau các báo cáo trước đó rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 Prometey đầu tiên đã đi vào hoạt động trong khu vực. Chuyên gia quân sự Dmitry Litovkin suy đoán rằng S-550 có thể là sự kế thừa từ các hệ thống tên lửa thời Liên Xô.

Bao gồm A-135 được Nga và NATO gọi là Gorgon cùng với hệ thống tên lửa chống vệ tinh A-235 Nudol, đây là các hệ thống chống tên lửa đạn đạo của Liên Xô. Điều này càng cho thấy rằng hệ thống phòng không S-550 có thể là một biến thể S-500 chuyên dụng.

Bao gồm A-135 được Nga và NATO gọi là Gorgon cùng với hệ thống tên lửa chống vệ tinh A-235 Nudol, đây là các hệ thống chống tên lửa đạn đạo của Liên Xô. Điều này càng cho thấy rằng hệ thống phòng không S-550 có thể là một biến thể S-500 chuyên dụng.

Trước đó đã có thông báo rằng hệ thống này có thể bắn hạ cả đầu đạn hạt nhân và vệ tinh quỹ đạo thấp. Sau khi đánh giá mọi thứ, quân đội Nga đã đưa ra quyết định phân chia các chức năng này giữa hai hệ thống.

Trước đó đã có thông báo rằng hệ thống này có thể bắn hạ cả đầu đạn hạt nhân và vệ tinh quỹ đạo thấp. Sau khi đánh giá mọi thứ, quân đội Nga đã đưa ra quyết định phân chia các chức năng này giữa hai hệ thống.

Sergey Chemezov, Giám đốc điều hành của tập đoàn công nghiệp-quốc phòng khổng lồ Nga Rostec, nói với các phóng viên bên lề Dubai Airshow rằng S-550 là niềm tự hào về khả năng phát hiện mục tiêu và tầm bắn mở rộng.

Sergey Chemezov, Giám đốc điều hành của tập đoàn công nghiệp-quốc phòng khổng lồ Nga Rostec, nói với các phóng viên bên lề Dubai Airshow rằng S-550 là niềm tự hào về khả năng phát hiện mục tiêu và tầm bắn mở rộng.

Các chuyên gia Nga tự tin khẳng định đây là công việc không bao giờ dừng lại và sẽ tiếp tục được thực hiện để tăng tầm phát hiện và tầm bắn của tên lửa với khả năng đánh chặn bất kỳ mục tiêu nào. Đó là mục tiêu của việc chế tạo S-550.

Các chuyên gia Nga tự tin khẳng định đây là công việc không bao giờ dừng lại và sẽ tiếp tục được thực hiện để tăng tầm phát hiện và tầm bắn của tên lửa với khả năng đánh chặn bất kỳ mục tiêu nào. Đó là mục tiêu của việc chế tạo S-550.

Hiện vẫn chưa thể so sánh hiệu suất của S-550 với hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 mới hay hệ thống tên lửa S-400 cũ hơn. Dự kiến lực lượng vũ trang của Nga có thể nhận lô hàng S-550 đầu tiên vào năm 2025.

Hiện vẫn chưa thể so sánh hiệu suất của S-550 với hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 mới hay hệ thống tên lửa S-400 cũ hơn. Dự kiến lực lượng vũ trang của Nga có thể nhận lô hàng S-550 đầu tiên vào năm 2025.

Nga đang triển khai 5 trận địa thuộc hệ thống A-135 tại tỉnh Moskva, mỗi trận địa có 12-16 tên lửa đánh chặn 53T6. Chúng có khả năng tăng tốc rất nhanh, gần như đạt tốc độ tối đa ngay khi rời giếng phóng và lao đi trong tích tắc, thay vì tốn nhiều thời gian lấy độ cao như tên lửa thông thường.

Nga đang triển khai 5 trận địa thuộc hệ thống A-135 tại tỉnh Moskva, mỗi trận địa có 12-16 tên lửa đánh chặn 53T6. Chúng có khả năng tăng tốc rất nhanh, gần như đạt tốc độ tối đa ngay khi rời giếng phóng và lao đi trong tích tắc, thay vì tốn nhiều thời gian lấy độ cao như tên lửa thông thường.

Cuộc thử nghiệm biến thể hiện đại hóa của tên lửa này hồi năm 2018, cho thấy nó có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo đang lao tới mục tiêu ở độ cao 5-30km và tầm xa 80km, đạt tốc độ tối đa 21.000km/h chỉ trong vòng ba giây sau khi phóng.

Cuộc thử nghiệm biến thể hiện đại hóa của tên lửa này hồi năm 2018, cho thấy nó có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo đang lao tới mục tiêu ở độ cao 5-30km và tầm xa 80km, đạt tốc độ tối đa 21.000km/h chỉ trong vòng ba giây sau khi phóng.

Trong khi đó, hệ thống A-235 Nudol di động có tầm bắn và độ chính xác cao hơn nhiều so với A-135 . Nó có thể bảo vệ các vùng lãnh thổ Nga trước đòn tấn công của ICBM trang bị nhiều đầu đạn hồi quyển độc lập (MIRV) và hệ thống mồi bẫy hiện đại.

Trong khi đó, hệ thống A-235 Nudol di động có tầm bắn và độ chính xác cao hơn nhiều so với A-135 . Nó có thể bảo vệ các vùng lãnh thổ Nga trước đòn tấn công của ICBM trang bị nhiều đầu đạn hồi quyển độc lập (MIRV) và hệ thống mồi bẫy hiện đại.

Phiên bản tầm xa sử dụng tên lửa 51T6 có tầm bắn 1.500 km và trần bay 800 km, phiên bản tầm trung dùng tên lửa 58R6 nâng cấp với tầm bắn 1.000 km và trần bay 120km, trong khi phiên bản tầm ngắn có thể diệt mục tiêu ở khoảng cách 350km và trần bay 50km.

Phiên bản tầm xa sử dụng tên lửa 51T6 có tầm bắn 1.500 km và trần bay 800 km, phiên bản tầm trung dùng tên lửa 58R6 nâng cấp với tầm bắn 1.000 km và trần bay 120km, trong khi phiên bản tầm ngắn có thể diệt mục tiêu ở khoảng cách 350km và trần bay 50km.

Đạn tên lửa mới có kết cấu hai tầng, sử dụng nhiên liệu rắn và được niêm cất trong ống bảo quản đặc biệt. Cơ cấu dạng này cho phép giảm thời gian phản ứng của hệ thống và đạn tên lửa có thể sử dụng được ngay trong trường hợp khẩn cấp.

Đạn tên lửa mới có kết cấu hai tầng, sử dụng nhiên liệu rắn và được niêm cất trong ống bảo quản đặc biệt. Cơ cấu dạng này cho phép giảm thời gian phản ứng của hệ thống và đạn tên lửa có thể sử dụng được ngay trong trường hợp khẩn cấp.

Hệ thống A-235 Nudol được trang bị hệ thống siêu máy tính Elbrus-3M mạnh mẽ để xử lý thông tin. Tất cả chúng đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để nâng cao khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa của đối phương.

Hệ thống A-235 Nudol được trang bị hệ thống siêu máy tính Elbrus-3M mạnh mẽ để xử lý thông tin. Tất cả chúng đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để nâng cao khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa của đối phương.

Lê Quang

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/suc-manh-tuyet-doi-cua-he-thong-ten-lua-moi-phong-thu-moscow-1810357.html