Sửng sốt công nghệ 'đáng gờm' thời Chiến tranh Lạnh bất ngờ hồi sinh
Hệ thống cảm biến hạ âm từng được lắp đặt để phát hiện thử hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh nay bất ngờ được hồi sinh với vai trò mới.

Vốn do Tổ chức CTBTO quản lý, mạng lưới cảm biến này có khả năng ghi nhận sóng âm từ hàng nghìn km, bất kể thời tiết. Ngoài việc phát hiện vụ nổ hạt nhân, thiết bị còn ghi nhận tiếng vỡ của thiên thạch và vệ tinh rơi từ không gian.

Vốn do Tổ chức CTBTO quản lý, mạng lưới cảm biến này có khả năng ghi nhận sóng âm từ hàng nghìn km, bất kể thời tiết. Ngoài việc phát hiện vụ nổ hạt nhân, thiết bị còn ghi nhận tiếng vỡ của thiên thạch và vệ tinh rơi từ không gian.

Nhà khoa học Mỹ Elizabeth Silber cùng cộng sự đã phát triển mô hình BIBEX-M để phân tích dữ liệu âm thanh, từ đó xác định chính xác đường bay của các vật thể rơi xuống Trái Đất. Phương pháp tam giác hóa giúp nhóm truy vết bằng cách đo thời gian sóng âm đến các trạm khác nhau.

Kết quả ban đầu cho thấy: với vật thể rơi ở góc dốc (trên 60°), mô hình cho độ chính xác cao. Tuy nhiên, ở góc nông, sai số vẫn còn lớn, đây là thách thức cần cải thiện.

Trong bối cảnh rác vũ trụ đang gia tăng nhanh chóng. Theo ESA, có khoảng 130 triệu mảnh lớn hơn 1 mm đang trôi nổi, giải pháp sử dụng công nghệ cũ cho mục đích mới trở nên thiết thực và hiệu quả. Nó không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ thiên thạch rơi mà còn góp phần bảo vệ Trái Đất trước những hiểm họa từ vũ trụ.