Sửng sốt với sáng chế vĩ đại đầu tiên của Thomas Edison

Ai cũng biết Thomas Edison (1847-1931) là một nhà phát minh lỗi lạc. Nhưng không phải ai cũng biết sáng chế lớn đầu tiên trong sự nghiệp của ông là gì.

Vào ngày 21/11/1877, nhà phát minh người Mỹ Thomas Edison tuyên bố rằng mình đã chế tạo ra máy quay đĩa, một thiết bị dùng để ghi và phát lại âm thanh. Đây được coi là sáng chế vĩ đại đầu tiên của ông.

Vào ngày 21/11/1877, nhà phát minh người Mỹ Thomas Edison tuyên bố rằng mình đã chế tạo ra máy quay đĩa, một thiết bị dùng để ghi và phát lại âm thanh. Đây được coi là sáng chế vĩ đại đầu tiên của ông.

Theo các tư liệu lịch sử, Edison đã tình cờ tìm ra nguyên lý hoạt động của máy quay đĩa trong khi đang tìm cách ghi lại thông tin liên lạc qua điện thoại tại phòng thí nghiệm của mình tại Menlo Park, New Jersey.

Theo các tư liệu lịch sử, Edison đã tình cờ tìm ra nguyên lý hoạt động của máy quay đĩa trong khi đang tìm cách ghi lại thông tin liên lạc qua điện thoại tại phòng thí nghiệm của mình tại Menlo Park, New Jersey.

Công việc đã dẫn ông đến việc thử nghiệm với một chiếc đầu kim trên một xi lanh thiếc. Thử nghiệm này khiến ông bất ngờ khi nó phát lại bài hát ngắn mà ông đã thu, bài “Mary had a little lamb”.

Công việc đã dẫn ông đến việc thử nghiệm với một chiếc đầu kim trên một xi lanh thiếc. Thử nghiệm này khiến ông bất ngờ khi nó phát lại bài hát ngắn mà ông đã thu, bài “Mary had a little lamb”.

Sau khi trình diễn máy quay đĩa trước công chúng, từ một người ít ai biết đến, Thomas Edison đã nổi tiếng toàn thế giới. Cư dân địa phương đã đặt cho ông biệt danh là “Pháp sư của Menlo Park”.

Sau khi trình diễn máy quay đĩa trước công chúng, từ một người ít ai biết đến, Thomas Edison đã nổi tiếng toàn thế giới. Cư dân địa phương đã đặt cho ông biệt danh là “Pháp sư của Menlo Park”.

Dù vậy, sang năm 1878, Edison đã bỏ sáng chế máy quay đĩa sáng một bên để nghiên cứu về bóng đèn sợi đốt. Các nhà phát minh khác đã tiếp quản máy quay đĩa của Edison để cải tiến nó.

Dù vậy, sang năm 1878, Edison đã bỏ sáng chế máy quay đĩa sáng một bên để nghiên cứu về bóng đèn sợi đốt. Các nhà phát minh khác đã tiếp quản máy quay đĩa của Edison để cải tiến nó.

Gần một thập niên sau, vào năm 1887, Edison quay lại với nghiên cứu máy quay đĩa. Lần này ông áp dụng kỹ thuật xi-lanh sáp được phát triển bởi Charles Tainter cho thiết bị của mình.

Gần một thập niên sau, vào năm 1887, Edison quay lại với nghiên cứu máy quay đĩa. Lần này ông áp dụng kỹ thuật xi-lanh sáp được phát triển bởi Charles Tainter cho thiết bị của mình.

Mặc dù ban đầu được sử dụng như một máy đọc chính tả, máy quay đĩa đã trở thành công cụ phổ biến cho mục đích giải trí. Vào năm 1906, Edison đã công bố một loạt các tuyển tập âm nhạc và sân khấu cho công chúng thông qua Công ty Máy hát Quốc gia của mình.

Mặc dù ban đầu được sử dụng như một máy đọc chính tả, máy quay đĩa đã trở thành công cụ phổ biến cho mục đích giải trí. Vào năm 1906, Edison đã công bố một loạt các tuyển tập âm nhạc và sân khấu cho công chúng thông qua Công ty Máy hát Quốc gia của mình.

Tiếp tục cải tiến các mẫu mã và xi lanh qua nhiều năm, máy quay đĩa Edison đã ra mắt vào năm 1912 với mục tiêu cạnh tranh trong thị trường đĩa hát đang thịnh hành.

Tiếp tục cải tiến các mẫu mã và xi lanh qua nhiều năm, máy quay đĩa Edison đã ra mắt vào năm 1912 với mục tiêu cạnh tranh trong thị trường đĩa hát đang thịnh hành.

Đáng tiếc rằng dù mang lại chất lượng âm thanh vượt trội, định dạng đĩa hát của Edison lại không tương thích với các dòng máy quay đĩa phổ biến khác.

Đáng tiếc rằng dù mang lại chất lượng âm thanh vượt trội, định dạng đĩa hát của Edison lại không tương thích với các dòng máy quay đĩa phổ biến khác.

Đến thập niên 1920, ngành kinh doanh đĩa hát đã bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của đài phát thanh. Vào năm 1929, việc sản xuất thu âm tại công ty Edison đã chấm dứt. Hai năm sau, nhà phát minh thiên tài của nước Mỹ qua đời...

Đến thập niên 1920, ngành kinh doanh đĩa hát đã bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của đài phát thanh. Vào năm 1929, việc sản xuất thu âm tại công ty Edison đã chấm dứt. Hai năm sau, nhà phát minh thiên tài của nước Mỹ qua đời...

Mời quý độc giả xem video: Bảo tàng Đức mất đồng xu lớn nhất thế giới | VTV.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/tri-thuc-viet-toan-cau/sung-sot-voi-sang-che-vi-dai-dau-tien-cua-thomas-edison-1562287.html