Sương mù dày đặc ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Dưới đây là những mối nguy hại sức khỏe không lường trước được từ sương mù.
Các nhà khoa học cho biết một số bệnh tật có thể trở nên trầm trọng hơn do sương mù gây ra. Đứng đầu trong số đó là các bệnh về đường hô hấp. Sương mù tác động xấu đến hệ hô hấp vì hai lý do chính.
Thứ nhất, việc hít thở trong sương mù khiến lá phổi phải tiếp xúc với nhiều không khí lạnh và hơi nước hơn. Điều này có thể gây ra tình trạng cảm lạnh, kích ứng gây ho và sổ mũi. Ở những người hệ miễn dịch thấp có thể dẫn đến cả tình trạng viêm phế quản.
Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với sương mù, bạn sẽ hít vào nhiều hơi nước hơn, nghĩa là bạn sẽ nhận được ít oxy hơn trong mỗi hơi thở của mình. Tình trạng này có thể khiến bạn suy nhược, chóng mặt, mất phương hướng thăng bằng, do nồng độ oxy trong máu thấp hơn.
Thứ hai, tình trạng ô nhiễm không khí cũng khiến sương mù hình thành chứa nhiều chất lưu huỳnh hơn. Chất Sulphur dioxide nồng độ cao có mặt trong sương mù dày đặc cũng gây nên tình trạng co thắt phổi.
Ngoài ra, người mắc bệnh hen suyễn sẽ cảm thấy tình trạng khó thở tăng tỷ lệ thuận với mật độ của sương mù.
Sương mù là một trong số hơn 20 loại hình thiên tai thường gặp ở Việt Nam. Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát bề mặt trái đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Thông thường sương mù màu trắng, nhưng ở một số khu vực có thể có màu vàng đục hay xám.
Nguồn VTC: https://vtc.vn/suong-mu-day-dac-anh-huong-the-nao-den-suc-khoe-ar851300.html