Tác động của của dịch viêm phổi do virus corona: Trung Quốc 'ốm', toàn cầu 'yếu'?
Nền kinh tế Trung Quốc đang bị đình trệ khi chính phủ nước này quyết tâm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm phổi do virus corona khởi phát từ TP. Vũ Hán đã gây chết người, làm dấy lên lo ngại những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh sẽ gây hậu quả cho nền kinh tế trên toàn thế giới.
Trung Quốc đã chịu áp lực kinh tế trước khi các nhà chức trách lần đầu tiên báo cáo về trường hợp viêm phổi không rõ cho Tổ chức Y tế Thế giới vào cuối tháng 12 năm ngoái. Đối mặt với căng thẳng từ cuộc chiến thương mại và nhu cầu suy giảm trong nước, tăng trưởng GDP chính thức của Trung Quốc năm 2019 được ghi nhận là chậm nhất kể từ năm 1990. Hiện nay, Trung Quốc và phần còn lại của thế giới đang chuẩn bị cho tổn thất kinh tế chắc chắn đi kèm với dịch bệnh mới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ mới đây đã nhận định, nền kinh tế của Trung Quốc rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và khi nền kinh tế quốc gia này chậm lại thì kinh tế Mỹ cũng được cảm nhận sự chậm lại, mặc dù không nhiều như các quốc gia gần Trung Quốc, hoặc giao dịch tích cực hơn với Trung Quốc, như một số quốc gia Tây Âu.
Theo Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, khách du lịch Trung Quốc là những người chi tiêu hàng đầu cho du lịch quốc tế, thực hiện 150 triệu chuyến đi nước ngoài, trị giá 277 tỷ USD trong năm 2018. Và với dân số 1,3 tỷ người cung cấp thị trường lớn nhất trên thế giới cho một số loại hàng tiêu dùng như ôtô, rượu mạnh, hàng xa xỉ.
Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu là rõ ràng trong các thương hiệu đang đối phó với sự bùng phát dịch virus. General Motors và Honda là các công ty đang sản xuất xe ở Vũ Hán, tuyên bố cố gắng xác định khi nào sẽ mở cửa trở lại. Apple cũng hạn chế việc đi lại của nhân viên và đã thiết lập một phạm vi dự kiến rộng bất thường cho thu nhập quý đầu năm 2020 với lý do không chắc chắn về tình hình tác động của vius corona. Royal Dutch Shell gọi dịch virus này liên quan đến phát triển và tập đoàn khổng lồ về dầu mỏ cũng chuẩn bị ứng phó trước một môi trường kinh tế khó khăn và không chắc chắn. Công ty WeWork đã tạm thời đóng cửa hơn 50 văn phòng trên khắp Trung Quốc và Facebook cũng ngừng các chuyến lữ hành không cần thiết đến nước này. Disney thì đóng cửa các công viên giải trí tại Thượng Hải và Hồng Kông...
Sự bùng phát của virus corona đã làm hàng chục nghìn người mắc bệnh, làm chết hàng trăm người ở Trung Quốc và lan sang ít nhất 20 quốc gia, đã gợi lên ký ức về dịch bệnh hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) bắt đầu ở Trung Quốc vào năm 2002 và đã làm chết gần 800 người trên khắp thế giới. Một nghiên cứu ước tính, cuộc khủng hoảng của dịch SARS đã cắt giảm 1,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đại lục và 1,1% GDP của Hồng Kông - nơi ngành dịch vụ là trụ cột của nền kinh tế, giảm 2,6%.
Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã tăng trưởng từ nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới, trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, trị giá GDP gần 14,55 nghìn tỷ USD trong năm 2019, tương đương gần như toàn bộ Liên minh châu Âu. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại không thể thiếu cho các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Trung Quốc hơn bất cứ nơi nào và EU, Brazil xuất khẩu cho Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ nước nào.
Theo các chuyên gia, điều đó có nghĩa, bất kỳ sự sụp đổ nào từ sự bùng phát dịch virus corona sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu theo hướng khó khăn hơn nhiều so với SARS.
Virus corona khởi phát ở Vũ Hán đã làm chết gần 10% số người mắc bệnh và được cho là ít gây chết người hơn dịch SARS, nhưng số lượng lây nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng. Nỗi sợ lây nhiễm có thể làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng và tác động đến mọi ngành, từ du lịch đến thương mại và dịch vụ ở các quốc gia bị ảnh hưởng. Nỗi lo sợ về dịch virus này đang lan nhanh. Đường phố ở các siêu đô thị như Bắc Kinh và Thượng Hải gần như trống vắng. Ở phía tây nam tỉnh Vân Nam, hầu hết các cửa hàng ở địa điểm du lịch của Lệ Giang đã đóng cửa. Rõ ràng, virus corona đã tấn công mạnh mẽ vào ngành du lịch. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố cấm tạm thời đi du lịch theo nhóm ra bên ngoài. Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Philippines đã ngừng tiếp nhận du khách từ Trung Quốc, tỉnh Hồ Bắc. Nga, Mông Cổ đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Các hãng hàng không trên khắp thế giới, từ United Airlines đến British Airways đã cắt các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc hoặc đình chỉ hoàn toàn.
Thái Lan - điểm đến phổ biến cho khách du lịch Trung Quốc dự kiến có ít hơn 2 triệu du khách đến từ Trung Quốc trong ba tháng tới. Tại Nhật Bản, một số công ty du lịch đã có hàng chục ngàn lượt khách hủy bỏ. Các nhà kinh tế tại SMBC Nikko Securities ước tính, nếu Chính phủ Trung Quốc cấm đi du lịch nước ngoài trong 6 tháng thì chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc giảm khoảng 83,1 tỷ USD và giảm 0,1 điểm phần trăm khỏi tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các ngành then chốt như du lịch ngày càng phụ thuộc vào kinh doanh từ Trung Quốc.
Các nhà kinh tế nhận định, dịch virus corona thực sự làm tổn thương chuỗi sản xuất. Sự bùng phát của dịch corona có thể khiến các công ty đa quốc gia đánh giá lại chuỗi cung ứng của mình, do tiền lương tăng ở Trung Quốc và căng thẳng thương chiến được cảnh báo đã làm giảm dấu ấn sản xuất ở nước này. Nền kinh tế của Trung Quốc hiện nay mang tính toàn cầu hơn so với quy mô vào thời điểm dịch SARS, do đó, một cú sốc đối với sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ có những tác động lớn trên toàn thế giới.
Các hãng hàng không trên khắp thế giới đã hủy chuyến bay đến Trung Quốc và nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ cũng kêu gọi cư dân không nên đến nước này.