Tác động của mô hình ngôn ngữ GPT-J đối với ngành báo chí truyền thông

Sự xuất hiện của các mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo (AI) như GPT-J đã tác động đáng kể đến lĩnh vực báo chí truyền thông, làm thay đổi cách viết, biên tập và tiếp nhận thông tin.

Sự hỗ trợ của AI đối với hoạt động của con người ngày càng đáng kể.

Sự hỗ trợ của AI đối với hoạt động của con người ngày càng đáng kể.

GPT-J, viết tắt của “Generative Pretraining Transformer-Jumbo”, là mô hình ngôn ngữ AI mã nguồn mở được phát triển bởi EleutherAI.

GPT-J hoạt động rất giống với GPT-3 của OpenAI trong nhiều tác vụ và thậm chí có thể vượt trội trong các tác vụ tạo mã. Phiên bản mới nhất, GPT-J-6B, là mô hình ngôn ngữ dựa trên tập dữ liệu có tên The Pile. Pile là bộ dữ liệu mô hình hóa ngôn ngữ nguồn mở có dung lượng 825 Gb, được chia thành 22 bộ dữ liệu nhỏ hơn.

GPT-J tương tự như ChatGPT về mặt khả năng, mặc dù nó không hoạt động như một chatbot mà chỉ đóng vai trò là một công cụ dự đoán văn bản.

Tháng 3/2023, Databricks đã ra mắt mô hình ngôn ngữ quy mô lớn mã nguồn mở đầu tiên mang tên Dolly 2.0. Mô hình này được tinh chỉnh dựa trên gói dữ liệu do con người tạo ra, sẵn sàng để biến thành công cụ thương mại hóa. Nói cách khác là dựa vào Dolly 2.0 có thể tạo ra những chatbot với tính năng giống hệt như ChatGPT, Bard hay Bing Chat.

Việc sử dụng một lượng lớn dữ liệu văn bản từ Internet cho phép GPT-J tạo ra các sản phẩm tương tự như văn bản do con người viết. Công cụ AI mạnh mẽ này đã tìm được chỗ đứng trong thế giới báo chí truyền thông, nơi nó hỗ trợ các nhà báo, nhà văn và biên tập viên theo nhiều cách khác nhau.

Một trong những vai trò chính của GPT-J trong ngành báo chí truyền thông hiện đại là giúp sản xuất các bài báo. Các nhà báo có thể sử dụng mô hình ngôn ngữ AI này để tạo bản nháp, tiết kiệm thời gian và công sức.

GPT-J có thể nhanh chóng tạo ra các bài viết nhất quán và có cấu trúc tốt dựa trên một gợi ý hoặc chủ đề nhất định. Nó cũng có thể đưa ra những ý tưởng và đề xuất có giá trị, nâng cao chất lượng nội dung.

Hơn nữa, GPT-J có thể giúp các nhà báo kiểm tra độ tin cậy và xác minh thông tin. Nhờ khả năng phân tích lượng dữ liệu khổng lồ, mô hình AI này có thể nhanh chóng kiểm tra chéo các sự kiện và số liệu, đảm bảo tính chính xác trong việc báo cáo các sự kiện.

Tính năng này đặc biệt quan trọng trong môi trường tin tức có nhịp độ nhanh ngày nay, nơi thông tin sai lệch lan truyền nhanh chóng. Khả năng xác minh tính chân thực của GPT-J giúp các nhà báo duy trì tính toàn vẹn trong sản phẩm của họ và cung cấp thông tin đáng tin cậy cho công chúng.

Ngoài việc viết báo, GPT-J còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình biên tập. Các nhà báo và biên tập viên có thể sử dụng công cụ AI này để sửa chữa và cải thiện bài viết của mình.

GPT-J có thể phát hiện lỗi ngữ pháp, đề xuất cách diễn đạt thay thế và thậm chí đưa ra đề xuất về văn phong. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, mà còn cải thiện chất lượng tổng thể bài viết.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các quyết định về việc bảo tồn tính xác thực và tiếng nói của ấn phẩm phải do người biên tập đưa ra.

Ngoài ra, GPT-J có khả năng thay đổi cách độc giả tiếp nhận tin tức. Nó cho phép tạo các báo cáo tin tức hoặc bản tin được cá nhân hóa phù hợp với sở thích của riêng của mỗi người.

Bằng cách phân tích thói quen và sở thích đọc của người dùng, GPT-J có thể tuyển chọn các bài viết phù hợp với sở thích của họ, mang lại trải nghiệm đọc tin tức được cá nhân hóa hơn.

Cài đặt này có thể giúp người đọc cập nhật thông tin về các chủ đề quan trọng đối với họ, cũng như cung cấp cho họ nhiều góc nhìn khác nhau.

Tính minh bạch và độc lập là yếu tố bảo đảm khả năng ứng dụng AI trong ngành báo chí truyền thông.

Tính minh bạch và độc lập là yếu tố bảo đảm khả năng ứng dụng AI trong ngành báo chí truyền thông.

Việc ứng dụng các mô hình ngôn ngữ AI như GPT-J vào ngành báo chí truyền thông mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đặt ra những câu hỏi về đạo đức.

Hiện nay, nguy cơ nội dung do AI tạo ra bị sử dụng để thao túng hoặc lạm dụng thông tin là mối lo ngại hoàn toàn chính đáng. Do đó, điều quan trọng là các nhà báo và tổ chức tin tức phải cung cấp sự minh bạch và tách biệt rõ ràng nội dung do AI tạo ra khỏi các bài báo do con người viết. Sự minh bạch này đảm bảo rằng thông tin mà độc giả sử dụng có thể đáng tin cậy và giúp duy trì tính trung thực của nghề báo.

Nhìn chung, các mô hình ngôn ngữ AI như GPT-J đã có tác động đáng kể đến lĩnh vực báo chí truyền thông. Chúng đã cách mạng hóa quy trình viết và biên tập, cho phép các nhà báo tạo ra nội dung chất lượng cao một cách hiệu quả hơn.

Khả năng xác minh tính xác thực và quản lý tin tức được cá nhân hóa của GPT-J cũng cải thiện độ chính xác và mức độ liên quan của các bài báo.

Tuy nhiên, các vấn đề đạo đức và tính minh bạch cần được giải quyết để đảm bảo độ tin cậy của nội dung do AI tạo ra. Khi AI được đào tạo và tiến bộ, vai trò của nó trong báo chí truyền thông sẽ dần phát triển, định hình tương lai của việc sản xuất và tiếp nhận tin tức.

(Theo Supernova)

Hạ Thảo

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/tac-dong-cua-mo-hinh-ngon-ngu-gpt-j-doi-voi-nganh-bao-chi-truyen-thong-2192017.html