Tác động của Mỹ đối với Ấn Độ sau các căng thẳng với Trung Quốc tại Himalaya?

Mỹ bất ngờ lên tiếng sau các căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới hai nước.

Theo Reuters, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích Trung Quốc ngay sau các căng thẳng với Ấn Độ tại biên giới Himalaya trong một họp báo vào ngày 21/7.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Ít nhất 20 người đã tử vong trong vụ xô xát quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới vùng núi Himalaya. Hiện chưa có bất kỳ xô xát nào giữa hai nước sau các căng thẳng quân sự leo thang kể từ tháng trước. Cả Bắc Kinh và New Delhi liên tục tồn tại các mâu thuẫn biên giới vốn dĩ đã kéo dài hàng thập kỷ cho đến nay.

Mỹ hiện không công khai ủng hộ Trung Quốc hay Ấn Độ trong tranh chấp mâu thuẫn quân sự. Bộ Ngoại giao Mỹ nói trên tờ the New York Times vào tháng trước rằng Washington ủng hộ giải pháp hòa bình cho diễn biến căng thẳng hai nước. Tuy nhiên, ông Pompeo đã lên tiếng ủng hộ Ấn Độ trong hàng loạt các tuyên bố gần đây, bao gồm cả bình luận vào ngày 21/7.

"Chúng tôi cho rằng thế giới cần phải hợp sức cùng nhau đảm bảo rằng mỗi quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc đều phải hành xử theo hệ thống quốc tế phù hợp với trật tự quốc tế", Ngoại trưởng Pompeo nói tại họp báo .

Các bình luận của Ngoại trưởng Mike Pompeo diễn ra trong bối cảnh Hạ viện Mỹ thông qua sửa đổi ngân sách quân sự về sự việc này. Quá trình sửa đổi cũng cần phải bổ sung thêm vào ngân sách quân sự cuối cùng sau khi đàm phán với Thượng viện Mỹ.

Hiện chưa có thêm bất kỳ xô xát nào diễn ra tại biên giới Ấn Độ và Trung Quốc kể từ tháng trước nhưng căng thẳng hai nước vẫn đẩy lên đỉnh điểm. Hải quân Ấn Độ đã di chuyển một số máy bay chiến đấu MiG-29K đến biên giới Trung Quốc trong bối cảnh hai bên tiếp tục gia tăng hiện diện tại biên giới.

Điều đặc biệt, theo một số chuyên gia, khi mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang đi xuống sau cuộc xung đột đẫm máu ở biên giới hai nước trên dãy Himalaya cũng như căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng leo thang thời gian gần đây, giới quan sát đặt ra phỏng đoán khả năng Ấn Độ sẽ đứng về phía Mỹ đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, New Delhi vẫn ngần ngại trong việc chọn đứng về bên nào trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung. New Delhi cũng chưa sẵn sàng để hoàn toàn chấp nhận chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Donald Trump hay kế hoạch thành lập liên minh 4 bên với Mỹ, Nhật Bản và Australia.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/tac-dong-cua-my-doi-voi-an-do-sau-cac-cang-thang-voi-trung-quoc-tai-himalaya-20200722111927626.htm