Tác giả bài hát được chọn làm quốc ca của Cộng hòa Pháp là ai?

Ngày 25/4/1792 – Claude Joseph Rouget de Lisle sáng tác La Marseillaise sau khi hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp, sau được chọn làm quốc ca của Cộng hòa Pháp.

1. Trận động đất mạnh nhất ở ở Nepal làm hơn 7300 người chết và hơn 14.000 người bị thương xảy ra vào ngày 25/4 của năm nào?

icon

2014

icon

2015

icon

2016

Câu trả lời đúng là đáp án B: Động đất Nepal 2015 là một trận động đất mạnh khoảng 7,8 hoặc 8,1 độ (Mw) xảy ra vào thứ bảy ngày 25/4/2015, với tâm chấn nằm khoảng 29 km (18 dặm) đông-đông nam Lamjung, Nepal ở độ sâu khoảng 15 km (9,3 dặm). Đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại Nepal kể từ trận động đất xảy ra năm 1934 tại quốc gia này. Ước tính, con số người chết đã tìm được là hơn 9.000 và hơn 22.000 người bị thương do động đất ở Nepal và các vùng lân cận thuộc Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh. Hàng triệu người mất chỗ ở, đồng thời san phẳng nhiều ngôi đền có tuổi đời hàng thế kỷ.

2. Ngày 25/4/1792 – Nicolas J. Pelletier trở thành người đầu tiên bị hành quyết bằng máy chém là vì lí do nào?

icon

Nicolas J. Pelletier tấn công khách du lịch

icon

Nicolas J. Pelletier đã giết vua

icon

Nicolas J. Pelletier đầu độc người trong hoàng gia

Câu trả lời đúng là đáp án A: Giống như phòng hơi ngạt , máy chém lần đầu tiên được giới thiệu với thế giới như một hình thức hành quyết nhân đạo. Evan Andrews tại History lưu ý rằng máy chém được đặt theo tên của Tiến sĩ Joseph-Ignace Guillotin vào cuối năm 1789. Cá nhân Guillotin không đồng ý với toàn bộ ý tưởng về hình phạt tử hình, nhưng ông cho rằng việc chặt đầu bằng máy sẽ nhân đạo hơn nhiều so với Trò chơi chặt đầu Phong cách Thrones với một thanh kiếm hoặc rìu. Vào thời điểm đó, các vụ chặt đầu bằng kiếm hoặc rìu thường xuyên xảy ra và về bản chất là vô nhân đạo. Việc hành quyết bằng máy chém đầu tiên là một cuộc cách mạng không chỉ là một phương pháp hành quyết mới. Phương pháp này được sử dụng lần đầu tiên trong cuộc Cách mạng Pháp, nơi nổi tiếng với việc có ít nhất 40.000 người bị giết bằng máy chém. Một số người bị hành quyết nổi tiếng bao gồm Vua Louis XVI và Marie Antoinette. Maximilien Robespierre, một trong những nhà lãnh đạo ban đầu của Cách mạng Pháp và là chất xúc tác đằng sau Triều đại Khủng bố, cũng bị xử tử bằng máy chém. Từ tháng 6 đến tháng 7 /1794, 1.400 kẻ thù của Cách mạng Pháp đã bị giết bằng máy chém. Nhưng người đầu tiên bị giết bởi máy chém không phải là thành viên của gia đình hoàng gia hay bất kỳ ai nổi tiếng từ xa. Đó là một tên tội phạm bình thường và là một người đi đường cao tốc tên là Nicolas Jacques Pelletier. Pelletier, theo Marc Estier trong The Good Doctor Guillotin, đã bị kết án vì tấn công một khách du lịch và giết anh ta. Đây là câu chuyện về vụ hành quyết đầu tiên bằng máy chém, và là tiền lệ nó đặt ra cho máy chém trong suốt lịch sử.

3. Ngày 25/4/ 1859 là ngày bắt đầu xây dựng kênh đào nổi tiếng nào sau đây?

icon

Kênh đào Panama

icon

Kênh đào Suez

Câu trả lời đúng là đáp án B: Ngày 25/4/ 1859 là ngày bắt đầu xây dựng kênh đào Suez nối Địa Trung Hải và biển Đỏ tại lãnh thổ nay là Ai Cập. Kênh đào Suez kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp 1 lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu-Châu Mỹ đến những cảng phía nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Kênh được bắt đầu khởi công ngày 25 tháng 4 năm 1859 và hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Khi hoàn thành, kênh đào Suez dài 193,30 km (120,11 dặm), khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 24 m đủ khả năng cho tàu lớn 250.000 tấn qua được. Tuyến đường dài 164 km này đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, giúp tàu thuyền không phải đi qua mũi phía Nam Châu Phi, rút ngắn 6000 km.

4. Tập Bản đồ Hồng Đức được xuất bản ngày 25/4 năm nào?

icon

1490

icon

1491

icon

1492

Câu trả lời đúng là đáp án A: 1490 – Tập Bản đồ Hồng Đức được xuất bản. Bản đồ Hồng Đức, tức Hồng Đức bản đồ sách (chữ Hán: 洪德版圖冊), đôi khi được gọi là Hồng Đức địa dư là một bộ bản đồ địa lý của Đại Việt được ban hành vào đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm 1490). Đây được coi là bộ bản đồ địa lý đầu tiên do nhà nước phong kiến của Việt Nam thực hiện. Bản đồ Hồng Đức được thực hiện vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467) khi vua Lê Thánh Tông ra lệnh các thừa tuyên vẽ bản đồ từng thừa tuyên gửi về Bộ Hộ. Bản đồ được hoàn tất và ban hành vào năm Hồng Đức thứ 21 (1490). Tuy nhiên, bộ gốc của bản đồ đã bị thất truyền. Bộ bản đồ đã thể hiện phạm vi cương giới và hệ thống hành chính của nước Đại Việt vào nửa cuối thế kỷ 15.

5. Tác giả bài hát được chọn làm quốc ca của Cộng hòa Pháp là ai?

icon

Một nhạc sĩ nổi tiếng

icon

Một sĩ quan

icon

Một nhà văn

Câu trả lời đúng là đáp án B: Ngày 25/4/1792 – Claude Joseph Rouget de Lisle sáng tác La Marseillaise sau khi hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp, sau được chọn làm quốc ca của Cộng hòa Pháp. Claude Joseph Rouget de Lisle (1760–1836) là một sĩ quan trong lực lượng công binh Pháp. Tên tuổi của ông gắn liền với bài hát "La Marseillaise", quốc ca Pháp, sáng tác vào tháng 4 năm 1792 tại Strassburg. Ông sinh ngày 10/5.1760 tại Lons-le-Saunier, Jura, Pháp và mất ngày 26/6/1836 tại Choisy-le-Roi, Seine-et-Oise, Pháp.

6. Truyện phiêu lưu Robinson Crusoe của Daniel Defoe được xuất bản lần đầu tiên ngày 25/4 của năm nào?

icon

1719

icon

1720

icon

1721

Câu trả lời đúng là đáp án A: Robinson Crusoe (tên bản dịch tại Việt Nam: Rô-bin-xơn Cru-xô) là tiểu thuyết của nhà văn người Anh Daniel Defoe (1660-1731), tên tiếng Anh đầy đủ: The life and strange surprising adventures of Robinson Crusoe of York, Mariner (nghĩa tiếng Việt: Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kỳ thú của Robinson Crusoe, người thủy thủ xứ York). Đây là tác phẩm xuất sắc nhất trong hơn hai trăm năm mươi tác phẩm truyện dài và truyện ngắn của Daniel Defoe, xuất bản lần đầu tiên năm 1719 khi tác giả đã gần sáu mươi tuổi. Sự thành công của nó thúc đẩy Defoe viết thêm nhiều "hậu truyện" cho cuốn này và rất nhiều truyện phiêu lưu kỳ thú khác của các tên cướp biển, các lãng tử và các cô gái giang hồ.

7. Ngày 25/4/1882, Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội khiến Tổng đốc nào sau đây tự vẫn?

icon

Hoàng Diệu

icon

Nguyễn Tri Phương

Câu trả lời đúng là đáp án A: Trận thành Hà Nội 1882 hay còn gọi là trận Hà Nội lần thứ hai là một phần của cuộc chiến tranh Pháp Việt (1858-1884) diễn ra ngày 25 tháng 4 năm 1882. Đây là trận đánh giữa quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Henri Rivìere đánh thành Hà Nội, với lực lượng quân Nam do Tổng Đốc Hoàng Diệu chỉ huy. Kết quả thành Hà Nội thất thủ nhanh chóng chỉ sau vài giờ nổ súng, Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ai-la-nguoi-dau-tien-bi-hanh-quyet-bang-may-chem-post1330687.tpo