Tác hại nghiêm trọng khi thiếu hụt i ốt, bạn nên biết
Vai trò của i ốt là rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người. Vì vậy, thiếu i ốt có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng dưới đây.
Bướu cổ
Nếu không có đủ i ốt, tuyến giáp sẽ bị phình dần lên (phát triển thành bướu cổ), bởi vì khi thiếu i ốt, tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất hormon tuyến giáp. Khi bị bướu cổ, các nốt tuyến giáp sẽ lớn hơn, do vậy, người bị bướu cổ có thể bị nghẹt thở, đặc biệt nằm sấp, khó nuốt và khó thở.
Gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ
Thiếu i ốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng... Ngoài ra, thiếu i ốt còn gây ra bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu i ốt, cho dù là thể nhẹ, cũng lấy mất của mỗi trẻ 13,5 điểm IQ, làm giảm năng lực học tập và trí tuệ của các em...
Suy giáp
Hàm lượng i ốt trong cơ thể giảm xuống sẽ dẫn đến suy giáp, vì i ốt rất cần thiết cho việc sản xuất hormon tuyến giáp.
Các vấn đề có liên quan đến thai kỳ
Thiếu hụt i ốt đặc biệt nghiêm trọng đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Thiếu i ốt trầm trọng ở người mẹ có thế gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non và khuyết tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Trẻ có mẹ bị thiếu i ốt nặng trong thai kỳ có thể bị khuyết tật trí tuệ và có nhiều vấn đề về tăng trưởng, khả năng ngôn ngữ và thính lực. Thậm chí thiếu i ốt nhẹ trong thời kỳ mang thai cũng có thể làm trẻ kém thông minh. Ở dạng nghiêm trọng nhất, tuyến giáp hoạt động kém có thể dẫn đến chứng mất trí (một hội chứng có đặc trưng là tổn thương não vĩnh viễn, khuyết tật trí tuệ, điếc, triệu chứng co thắt và thấp còi). Suy giáp bẩm sinh do thiếu hụt i ốt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến khuyết tật trí tuệ trên toàn thế giới mà có thể phòng ngừa được.
Con người cần bao nhiêu i ốt?
Liều lượng bổ sung i ốt hằng ngày sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau:
- Đối với trẻ sơ sinh đến 6 tháng: 110mcg
- Trẻ từ7-12 tháng:130 mcg
- Trẻ từ1–3 tuổi:90 mcg
- Trẻ từ4–8 tuổi:90 mcg
- Trẻ từ9–13 tuổi:120 mcg
- Trẻ từ14–18 tuổi:150 mcg
- Ngươì19 tuổi trở lên:150 mcg
- Phụ nữ có thai và cho con bú:220-290 mcg
Các biện pháp phòng chống thiếu i ốt
- Có nhiều biện pháp phòng chống thiếu i ốt, một trong những biện pháp đó là bổ sung i ốt vào muối ăn, đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, đơn giản nhất và chi phí thấp nhất. Việc bổ sung i ốt phải diễn ra thường xuyên đều đặn hàng ngày, trong suốt cả đời người. Tiêu chuẩn quy định nồng độ i ốt trong muối: Muối i ốt tiêu chuẩn phòng bệnh: hàm lượng i ốt >= 200µg/10 gr muối.
- Ngoài bổ sung i ốt vào muối ăn còn có các thực phẩm gia vị mặn khác được i ốt hóa như: bột canh, nước mắm, các sản phẩm từ sữa, hải sản, thịt, bánh mì, trứng và uống vitmain tổng hợp có chứa i ốt…