Giá nhiều loại lúa tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tăng từ 100 đến 200 đồng/kg so với khoảng 1 tháng trước.
Nguồn cung gạo không nhiều trong khi nhu cầu nhập khẩu của các thị trường chính tăng nên xuất khẩu gạo năm nay có khả năng đạt kỷ lục mới là 5 tỉ USD
Những cơn mưa đầu mùa các ngày qua cũng là lúc bà con nông dân ở TP Cà Mau bắt đầu vụ lúa hè thu. Theo ghi nhận, năm nay bà con xuống giống đúng lịch thời vụ, chủ động một số nguồn giống chất lượng ở địa phương để canh tác.
Năm 2024, dự kiến xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục khởi sắc, hướng tới cột mốc kim ngạch 5 tỷ USD. Tuy nhiên, đây cũng là năm thị trường gạo thế giới được dự báo sẽ có nhiều biến động cả về sản lượng, nhu cầu và các chính sách liên quan từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu. Do vậy, đổi mới sản xuất và linh hoạt điều hành xuất khẩu gạo sẽ là điều kiện quan trọng để ngành lúa gạo Việt Nam đạt tăng trưởng như kỳ vọng.
Nhờ bán được lúa với giá cao và năng suất đạt khá tốt nên nhiều nông dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thu được lợi nhuận cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/11 tại thị trường trong nước duy trì ổn định. Thị trường giao dịch ổn định, nhà máy và các kho hỏi mua đều.
Có một thực tế là dù giá lúa gạo trong nước và xuất khẩu đều tăng cao song doanh nghiệp trong ngành gạo lại không mặn mà ký kết các hợp đồng mới.
Giá gạo tăng, nông dân mừng nhưng lại gây áp lực lên tiêu dùng nội địa nên cần sự điều hành linh hoạt
Giá lúa gạo hôm nay ngày 1/8/2023 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh 500 đồng/kg với gạo. Giá gạo xuất khẩu cũng tăng 5 USD/tấn.
Trước dự báo khả năng đỉnh điểm của đợt El Nino có thể xảy ra trong 3 tháng (từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024) với cường độ từ trung bình đến mạnh, do ảnh hưởng bởi El Nino, mùa mưa năm 2023 có khả năng kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm, trong các tháng mùa khô ít có mưa trái mùa, nguy cơ cao xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023-2024; ngành nông nghiệp đã có hướng dẫn về lịch xuống giống vụ lúa - tôm.