Rừng Gáo Giồng (thuộc địa bàn tại xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp) có hệ sinh thái đặc trưng vùng Ðồng Tháp Mười vô cùng độc đáo, diện tích 1.600 ha (có 1.200 ha rừng tràm, 250 ha rừng nguyên sinh). Với nhiều loài thực vật như tràm, lau sậy, sen, súng, cà na, gáo... rừng Ráo Giồng thích hợp cho các loài động vật, đặc biệt là loài chim cò quý hiếm được đưa vào sách đỏ, trong đó có loài cò ốc sinh sống.
Ngày 26/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Tập kết chuyển quân tại Cao Lãnh (29/10/1954 - 29/10/2024).
Tròn 70 năm trước, ngay sau khi Hiệp định Genève được ký kết, ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết, đồng lòng thực hiện Hiệp định. Một tuần sau đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng gửi 'Điện số 156/A' chỉ đạo Trung ương Cục miền Nam về lựa chọn cán bộ ra Bắc tập kết và cán bộ để hoạt động ở Nam Bộ.
Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Nam Bộ có 3 khu vực được chọn tập kết đưa lực lượng cách mạng miền Nam ra Bắc, đó là: Hàm Tân - Xuyên Mộc, Cao Lãnh - Ðồng Tháp Mười và Cà Mau. Trong đó, Cà Mau có thời gian tập kết dài nhất, với 200 ngày (từ 21/7/1954-10/2/1955) và trung tâm của khu vực tập kết Cà Mau là kênh xáng Chắc Băng. Hướng tới kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc 1954, tìm hiểu, ôn lại một thời kỳ lịch sử in đậm dấu ấn của đất nước cũng là cách tri ân thế hệ đi trước và là nền tảng để hướng đến tương lai.
Tọa lạc tại xã Hàm Rồng, Di tích Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ thuộc Di tích quốc gia 'Các địa điểm thuộc Xứ ủy Nam bộ - Trung ương Cục miền Nam', giai đoạn cuối năm 1949 đến đầu năm 1955, là địa chỉ đỏ, điểm tham quan về văn hóa, lịch sử tiêu biểu của huyện Năm Căn.
Trước đây, khi huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang mới thành lập, cây khóm chỉ xuất hiện rải rác ở các xã Mỹ Phước, Thạnh Mỹ, Hưng Thạnh… nhưng đến nay, hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đều có mặt cây khóm. Khóm không chỉ là cây trồng chủ lực, góp phần phát triển kinh tế địa phương, mà còn là cây xóa khó, giảm nghèo của người dân Tân Phước - nơi từng được mệnh danh là 'rốn phèn, rốn lũ'.
Sau hơn một năm Long An thực hiện 'Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025' bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Nhiều địa phương đã chuyển đổi phương thức sản xuất, hình thành được vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, chuyên canh gắn với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị gia tăng.
Thành phố Hồ Chí Minh vừa khởi động chương trình 'Thành phố Hồ Chí Minh-Chào đón bạn' nhằm thu hút du khách trong, ngoài nước sau khi Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn về du lịch. Với chương trình này, thành phố mong muốn tiếp tục lan tỏa nguồn năng lượng Trẻ trung-Cởi mở-Sáng tạo-Hứng khởi-Hướng đến tương lai xa hơn, cao hơn, vươn ra khu vực và quốc tế.
Ngày 21-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại tỉnh Long An với các hoạt động: dự lễ khánh thành Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Ðông, xã Phước Ðông, huyện Cần Ðước; thăm Cảng quốc tế Long An, khảo sát vị trí xây dựng Nhà máy điện LNG Long An I & II tại Khu Dịch vụ công nghiệp Ðông - Nam Á thuộc dự án Cảng quốc tế Long An tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc. Cùng dự, có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.
TP Hồ Chí Minh là trung tâm thu hút khách du lịch đông nhất cả nước. Trong những năm qua, thành phố đã chủ động liên kết với nhiều tỉnh, thành phố, nhất là các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Ðây là quy luật tất yếu và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy lợi thế của các tỉnh, thành phố, qua đó chắp cánh cho du lịch khu vực vươn xa hơn.