Mưa lớn liên tiếp 3 ngày trên địa bàn tỉnh Bình Phước làm mực nước các sông, suối dâng cao, khiến cây cầu dây bắc qua sông Lấp bị phá hủy hoàn toàn, nhiều ngôi nhà bị sạt lở và chìm sâu trong biển nước, có nguy cơ vỡ đập thủy điện Đắk Kar (thuộc địa phận Đắk Nông)
Đến tối 9-8, sự cố kẹt cửa van xả lũ hồ thủy điện Đắk Kar vẫn chưa thể khắc phục. Hiện hàng chục công nhân, kỹ thuận vẫn đang tích cực khắc phục sự cố.
Lực lượng chức năng và đơn vị chủ đầu tư đang túc trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý nếu có tình huống xấu xảy ra.
Ngày 9-8, tại các tỉnh Tây Nguyên, trời đã ngớt mưa, song một số địa phương vẫn đang trong tình trạng ngập lụt nghiêm trọng. Mực nước tại các sông, suối vẫn tiếp tục dâng cao, nhấn chìm nhiều diện tích hoa màu, tài sản, nhà cửa... của hàng ngàn hộ dân tại hầu hết các địa phương của 5 tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Bình Phước.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với sự cố ở Thủy điện Đắk Kar (Đắk Nông)…
Đứng trước nguy cơ vỡ đập thủy điện Đắk Kar do hỏng van xả tràn hồ trữ nước, cơ quan chức năng khẩn trương tiến hành sơ tán người dân trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn đồng thời lên phương án khoan lỗ, đặt mìn để xử lý trong trường hợp khẩn cấp.
Thủy điện Đắk Sin 1 gặp sự cố về đường ống áp lực nên phải xả lũ khẩn cấp. Trong khi đó, thủy điện Đắk Kar đã xả được nước nhưng nguy cơ vỡ đập vẫn cao.
Công trình thủy điện Đắk Kar, thuộc tỉnh Đắk Nông với dung tích khoảng 13 triệu mét khối đang trong thời gian thi công nhưng gặp phải sự cố kẹt cửa van, nước tràn qua thân đập và có nguy cơ cao xảy ra sự cố vỡ đập. Trước tình hình trên, 17 giờ ngày 8-8, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có công điện khẩn gửi các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng cùng Bộ công thương và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, để cảnh báo nguy cơ vỡ đập thủy điện.
Nước ngập trắng đồng, tràn lên đường khiến một người đi xe máy rơi xuống mương có cống thoát nước phía trước trường THCS Tiên Hoàng (huyện Cát Tiên, Lâm Đồng), đã tử vong.
Mực nước trên hồ thủy điện được cảnh báo có nguy cơ vỡ đập đã rút xuống 2m so với ngày hôm qua, hiện tại hồ đập vẫn an toàn nếu không tiếp tục mưa lớn.
Trước nguy cơ vỡ đập thủy điện Đắk Kar, lực lượng chức năng 2 tỉnh Bình Phước và Đắk Nông đang di dời khẩn cấp hàng ngàn người dân vùng bị ảnh hưởng.
Chiều 9/8, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai đã có báo cáo cập nhật tình hình thiệt hại do mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Thủy điện đang gặp sự cố buộc phải xả lũ với lưu lượng lớn, trong khi sự cố kẹt van xả ở thủy điện Đắk Kar vẫn chưa khắc phục.
Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông cho biết nếu sự cố kẹt van xả thủy điện Đắk Kar không thể xử lý thì sẽ cho nổ mìn ở bên trái thân đập để điều tiết nước.
Ngày 9/8, ông Lê Viết Thuận, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông cho biết, trước nguy cơ vỡ đập thủy điện Đắk Kar, hơn 5.000 người dân ở tỉnh Bình Phước và hơn 200 hộ ở tỉnh Đắk Nông đã được di dời đến nơi an toàn.
Trưa 9/8, ông Lê Viết Thuận, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông cho biết, hiện tại nước ở thủy điện Đắk Kar đang được xả qua đường ống áp lực. Nếu chiều nay mực nước rút sẽ tiếp tục khắc phục van xả.
Mực nước trên hồ thủy điện được cảnh báo có nguy cơ vỡ đập đã rút xuống 2 m so với ngày hôm qua, hiện tại hồ đập vẫn an toàn nếu trời không tiếp tục mưa lớn.
Sáng 9-8, mực nước sông Đồng Nai và các sông, suối ở khu vực 2 huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) dâng cao, nhiều nơi ngập sâu.
Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Nông đã sẵn sàng phương án nổ mìn để phá đập thủy điện Đắk Kar xả lũ
Trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra ở công trình thủy điện Đắk Kar, cơ quan chức năng sẽ tiến hành cho nổ mìn để xả lũ.
Thủy điện Đắk Kar có nguy cơ bị vỡ, UBND huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã di dời 5.000 dân ở khu vực hạ lưu đến nơi an toàn.
Do ảnh hưởng của mưa lũ và van xả tràn bị kẹt khiến mực nước trong hồ thủy điện Đắk Kar dâng cao, tràn qua đập gây sạt lở chân đập và có nguy cơ cao xảy ra vỡ đập, đe dọa nghiêm trọng an toàn dân cư khu vực hạ du.
Cơ quan chức năng đã di dời 5.000 người dân ở khu vực hạ du thủy điện Đắk Kar đến khu vực an toàn nhằm tránh thiệt hại nếu nguy cơ vỡ thủy điện xảy ra.
Trước nguy cơ hồ thủy điện Đắk Kar bị vỡ, hàng nghìn hộ dân phía hạ du của 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước đã được di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.