Thị trường chứng khoán (TTCK) đột ngột xuất hiện cú 'hẫng chân', khi VN-Index sụt giảm tới hơn 100 điểm chỉ trong vài ngày đầu tháng 12. Với không ít nhà đầu tư (NĐT) mới vào thị trường, đây là cú sốc quá lớn.
Vùng cản tại mốc 1.350 điểm gây khó khăn cho đà tăng của thị trường, lực bán gia tăng mạnh tại vùng này.
Đà tăng từ bluechip lan tỏa tốt sang các nhóm ngành khác giúp chứng khoán trong nước có phiên giao dịch cuối tuần khởi sắc, với các chỉ số đều tăng mạnh. Đáng chú ý, khối ngoại mua ròng phiên thứ 2 liên tiếp sau 8 phiên bán ròng trước đó.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (mã Ck: AGF), do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Công ty đặt mục tiêu doanh thu 700 tỷ đồng và lợi nhuận 12 tỷ đồng.
Trong cuộc họp mới đây, HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish, AGF) đã thông qua kế hoạch năm 2021.
Sau 3 năm lỗ liên tục từ 2017-2019, Công ty Thủy sản An Giang lội ngược dòng ghi nhận lãi 6 tháng đầu năm đạt 3,4 tỷ đồng, nhờ cắt giảm nhiều chi phí.
Nhờ thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, Agifish báo lãi trong quý 2 gần 5,5 tỷ đồng, gấp đôi so cùng kỳ.
Nhờ tiết giảm được phần lớn chi phí quản lý doanh nghiệp, Agifish chỉ lỗ 2 tỷ đồng trong quý 1, cải thiện hơn nhiều so với con số lỗ 122 tỷ của cùng kỳ năm trước.
CTCP Hùng Vương (HVG) từng là doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đầu ngành, được mệnh danh là 'vua cá tra'. Tuy nhiên, với những quyết định đầu tư thiếu cẩn trọng, HVG đã không giữ được ngôi vị hàng đầu, thậm chí còn đứng trước nguy cơ phá sản.
Ông Võ Thành Thông, Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF) cho biết, từ ngày 17/2, AGF sẽ thực hiện giao dịch trên sàn UPCoM. Trước đó, AGF buộc phải hủy niêm yết bắt buộc do 3 năm ghi nhận thua lỗ liên tiếp.
Ông Võ Thành Thông, Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF) cho biết, từ ngày 17/2, AGF sẽ thực hiện giao dịch trên sàn UPCoM. Trước đó, AGF buộc phải hủy niêm yết bắt buộc do 3 năm ghi nhận thua lỗ liên tiếp.
Thị trường chứng khoán ngày 13/2/2020: Nhóm cổ phiếu dệt may, thủy sản 'nổi sóng', trong khi VN-Index may mắn hồi sắc xanh nhạt ở cuối phiên.
Phiên giao dịch ngày 31-1, về cuối phiên, áp lực bán gia tăng mạnh trong khi lực cầu yếu đã đẩy hàng loạt cổ phiếu trụ cột giảm sâu. Trong đó, các cổ phiếu: HVN, DPM, GMD, VJC, VNM... đồng loạt giảm sàn. Chốt phiên, HNX-Index giảm 1,75 điểm, xuống mức 102,36 điểm; VN-Index giảm 22,96 điểm, xuống mức 936,62 điểm.
Phiên giao dịch cuối cùng năm Kỷ Hợi, ngày 22-1, sau ít phút chìm trong sắc đỏ ở đầu phiên, VN-Index đã hồi phục trở lại nhờ lực cầu dâng cao, nhiều mã lấy lại được đà tăng. Về cuối phiên, các cổ phiếu trụ cột như: BID, BVH, CTG, FPT, HDB, ROS, TCB, VNM… đều tăng giá mạnh đã giúp VN-Index nới rộng đà tăng và vượt mốc 990 điểm. Chốt phiên, VN-Index tăng 5,09 điểm, lên mức 991,46 điểm; HNX-Index cũng tăng 0,69 điểm lên mức 106,28 điểm.
Phiên giao dịch ngày 21-1, thị trường phiên chiều diễn biến tích cực, nhiều mã vốn hóa lớn (VPB, TCB, BID, HDB…) cùng các mã trụ cột (VRE, VHM, PVS, GAS...) tăng mạnh, giúp nới rộng và duy trì sắc xanh của các chỉ số. Ngược lại, FPT gây bất ngờ khi giảm sâu. Chốt phiên, VN-Index tăng 7,74 điểm, lên 986,37 điểm; HNX-Index tăng 0,95 điểm, lên 105,59 điểm. Thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp, tổng KLGD đạt 185 triệu cổ phiếu, trị giá 3.700 tỷ đồng.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/1 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Phiên giao dịch ngày 17-1, thị trường về chiều, nhóm Bluechips (VNM, VJC, PLX, PNJ,…) cùng các cổ phiếu ngân hàng (EIB, CTG, VCB, VPB, TCB…) tăng khá tốt, giúp thị trường tăng điểm. Các cổ phiếu chứng khoán (BSI, VND, SSI, VCI…) cũng tăng điểm. Chốt phiên, VN-Index tăng 4,65 điểm, lên 978,96 điểm; HNX-Index giảm 0,43 điểm, xuống 103,88 điểm và UPCoM-Index giảm 0,17 điểm, xuống 55,36 điểm. Thanh khoản thị trường có cải thiện, giá trị khớp lệnh ba sàn đạt khoảng 2.600 tỷ đồng.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa nhắc nhở CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An giang (Agifish, HoSE: AGF) vì chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán niên độ 1/10/2018 - 30/9/2019.
Phiên giao dịch ngày 13-1, về cuối phiên, BID và CTG giảm khá sâu, gây áp lực lớn lên VN-Index; bên cạnh đó, các mã ngân hàng như VPB, TCB, VCB... cùng chìm trong sắc đỏ. Chiều ngược lại, các cổ phiếu như VHM, VIC, VJC, SAB, SHB, ACB... vẫn duy trì sắc xanh góp phần giúp VN-Index không giảm quá sâu và duy trì vững sắc xanh nhẹ của HNX-Index. Chốt phiên, VN-Index giảm 2,7 điểm, xuống 965,84 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,08 điểm, lên 102,3 điểm. Thanh khoản hai sàn niêm yết ở mức rất thấp, tổng KLGD chỉ đạt 173 triệu cổ phiếu, trị giá 3.000 tỷ đồng.
Phiên giao dịch ngày 10-1, tiếp nối phiên hồi phục hôm qua, thị trường tiếp tục duy trì đà tăng điểm suốt phiên. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn giữ vai trò là trụ đỡ chính của thị trường với các mã: BID, CTG, HDB, MBB, KLB, VPB,… tăng giá mạnh, đặc biệt mã SHB chạm trần. Ngoài ra, các cổ phiếu trụ cột như: BVH, GAS, SAB, SSI, VNM… cũng đua nhau tăng giá. Chốt phiên, VN-Index tăng 8,39 điểm, lên mức 968,54 điểm; HNX-Index cũng tăng 0,97 điểm lên mức 102,22 điểm.
Phiên giao dịch ngày 9-1, thị trường vào cuối phiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng như BID, CTG, HDB, VCB tăng mạnh; cùng hàng loạt cổ phiếu trụ cột khác như VRE, VHM, SAB, NVL, MSN hay FPT cũng duy trì được sắc xanh, góp phần giữ vững đà tăng của thị trường chung. Chốt phiên, VN-Index tăng 11,17 điểm, lên 960,15 điểm; HNX-Index tăng 0,92 điểm, lên 101,25 điểm. Thanh khoản hai sàn duy trì ở mức thấp, tổng KLGD đạt 191 triệu cổ phiếu, trị giá 3.600 tỷ đồng.
Phiên giao dịch cuối năm, ngày 31-12, một số cổ phiếu lớn như SAB bị bán mạnh; các cổ phiếu như CTD, GAS, MSN, VRE... đồng loạt giảm và gây áp lực lên thị trường chung. Đáng chú ý, các cổ phiếu VCS, ACB, VNR, PVI... đã nâng đỡ nhiều cho HNX-Index. Chốt phiên, VN-Index giảm 4,04 điểm, xuống 960,99 điểm. Như vậy, so cuối năm 2018, VN-Index đã tăng gần 7,7%. HNX-Index tăng 0,35 điểm, lên 102,51 điểm, tương ứng giảm 1,65% so năm trước. Thanh khoản hai sàn vẫn ở mức thấp, tổng KLGD chỉ đạt 224 triệu cổ phiếu, trị giá 3.600 tỷ đồng.
Từng là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, song 3 năm trở lại đây, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - Agifish (mã chứng khoán AGF) liên tiếp thua lỗ, cổ phiếu đang trong diện bị kiểm soát đặc biệt.
Từng là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, song 3 năm trở lại đây, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - Agifish (mã chứng khoán AGF) liên tiếp thua lỗ, cổ phiếu đang trong diện bị kiểm soát đặc biệt.
Vừa qua, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (HOSE: AGF) đã nhất trí thông qua kế hoạch kinh doanh và tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020.
Tại cuộc họp mới đây, Agifish đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 đạt 22 tỷ đồng, xóa nợ khó đòi gần 80 tỷ đồng, thay đổi niên độ,…
Phiên giao dịch ngày 5-12, áp lực bán cuối phiên dâng cao, hàng loạt mã vốn hóa lớn (CTG, GAS, HPG, MBB, MWG, TCB…) giảm giá. Dù vậy, các chỉ số thị trường có được lực đỡ từ các mã như VCB, VHM, VIC, VRE, HDB, CTD... Chốt phiên, VN-Index giảm 2,63 điểm, xuống 963,27 điểm; HNX-Index giảm 0,1 điểm, xuống 102,37 điểm. Thanh khoản hai sàn niêm yết ở mức thấp, tổng KLGD chỉ đạt 220 triệu cổ phiếu, trị giá 4.500 tỷ đồng.
Mở rộng thị trường xuất khẩu đã giúp ngành thủy sản Việt Nam đạt được thành tích cao trong giai đoạn 2017 - 2018, nhưng bước sang năm 2019, khó khăn, thách thức dần tăng lên, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sụt giảm mạnh. Các doanh nghiệp đang hướng tới việc xây dựng chuỗi giá trị khép kín nhằm vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội.
Phiên giao dịch ngày 27-11, VN-Index bật tăng mạnh ngay từ khi mở cửa. Tuy nhiên, ở phiên chiều, nhiều cổ phiếu trụ cột như: CTG, HDB, KDC, MBB, MWG, TCB, VHM, VNM, VPB, VRE… chìm trong sắc đỏ đã khiến đà tăng của VN-Index bị thu hẹp đáng kể. Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,76 điểm, xuống mức 103,23 điểm; ngược lại VN-Index tăng 1,38 điểm, lên mức 978,17 điểm.
Phiên giao dịch ngày 15-11, thị trường về cuối phiên chịu áp lực lớn khi hai cổ phiếu VCB và VNM cùng giảm sâu. Bên cạnh đó, các cổ phiếu trụ cột như: BID, HDB, MBB, MSN, SSI, VHM… đều chìm trong sắc đỏ đã khiến VN-Index bị đẩy lùi về sát mốc 1.010 điểm. Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,21 điểm, xuống mức 106,03 điểm; VN-Index giảm 2,27 điểm, xuống mức 1.010,03 điểm.
Phiên giao dịch ngày 12-11, cuối phiên, sắc xanh áp đảo ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như BID, VIC, VCB, HSG, giúp các chỉ số thị trường giữ được đà tăng nhẹ. Kết thúc phiên, VN-Index tăng 1,58 điểm, lên 1.018,33 điểm; HNX-Index tăng 0,2 điểm, lên 106,96 điểm. Thanh khoản thị trường vẫn ở mức trung bình, tổng KLGD hai sàn niêm yết đạt 248 triệu cổ phiếu, trị giá 4.850 tỷ đồng.
Xuất khẩu cá tra vào châu Mỹ giảm mạnh nhất trong 5 năm qua đã khiến lợi nhuận của một loạt doanh nghiệp giảm đáng kể...
Phiên giao dịch ngày 31-10, ở phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm VN30 (BID, VJC, VHM...) bất ngờ tăng trở lại. Chiều ngược lại, các mã HPG VNM CTG quay đầu giảm, đẩy VN-Index tuột khỏi mốc 1.000 điểm. Chốt phiên, VN-Index giảm 2,07 điểm, xuống 998,82 điểm; HNX-Index giảm 0,7 điểm, xuống 105,19 điểm. Thanh khoản hai sàn vẫn ở mức thấp, tổng KLGD đạt 250 triệu cổ phiếu, trị giá 4.600 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp thủy sản trên sàn chứng khoán công bố kết quả kinh doanh quý III/2019 với doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh do sản lượng và giá bán đều thấp hơn so với cùng kỳ 2018.