Chính quyền quân sự lên nắm quyền ở Niger sau cuộc đảo chính tháng trước tuyên bố sẽ ủy quyền cho lực lượng vũ trang các nước láng giềng Mali và Burkina Faso can thiệp vào lãnh thổ Niger trong trường hợp nước này bị tấn công.
Diễn biến phức tạp sau cuộc đảo chính quân sự ở Niger đang đe dọa cuốn khu vực Tây Phi vào vòng xoáy bạo lực mới. Mối quan hệ đối tác an ninh quan trọng giữa Mỹ và Chính phủ Niger vừa bị lật đổ tạm thời gián đoạn, cùng với nguy cơ can thiệp quân sự từ bên ngoài vào nước này gây lo ngại làm gia tăng bất ổn, đe dọa an ninh khu vực.
Tình hình an ninh bất ổn tại Niger sau 1 tuần đảo chính buộc các nước khẩn trương sơ tán công dân và thảm cảnh mưa lũ tại một số quốc gia châu Á là hai trong số những sự kiện quốc tế đáng được quan tâm trong tuần qua.
Hà Lan hiện hỗ trợ các chương trình trong lĩnh vực hợp tác phát triển và an ninh do Chính phủ Niger điều hành, nhưng cho hay không muốn hỗ trợ những người đã tiến hành cuộc đảo chính gần đây.
Tuyên bố của chính quyền quân sự Niger được đưa ra chỉ ba ngày trước khi hết hạn tối hậu thư do ECOWAS đưa ra, trong đó đe dọa khả năng sử dụng vũ lực đối với chính quyền quân sự Niger.
Lãnh đạo cuộc đảo chính Niger phản đối các lệnh trừng phạt quốc tế và tuyên bố sẽ không khuất phục trước những mối đe dọa.
Ngày 3/8, Ngân hàng Thế giới (WB) bày tỏ quan ngại về tình hình tại Niger, đồng thời cho biết đã ngừng giải ngân cho quốc gia Tây Phi này.
Ngày 2/8 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định với Tổng thống bị lật đổ của Niger Mohamed Bazoum rằng Washington vẫn nỗ lực khôi phục chính phủ dân cử của quốc gia Tây Phi.
Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Tây Phi, ông Leonardo Santos Simão cảnh báo khủng hoảng tại Niger rất có khả năng dẫn đến việc các thế lực khủng bố gia tăng trong khu vực.