Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Ninh Bình vừa bắt giữ nhóm đối tượng đánh bạc dưới hình thức chơi 'xóc đĩa' tại phòng nghỉ của công ty.
Qua công tác trinh sát, hồi 22h35' ngày 15/12, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Ninh Bình phát hiện, bắt quả tang 8 đối tượng có hành vi đánh bạc bằng hình thức 'xóc đĩa' tại phòng nghỉ của Công ty cổ phần bê tông Thành Đạt, ở xóm 7, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, thu giữ 85.600.000 đồng, 8 điện thoại di động và một số công cụ, phương tiện phục vụ cho việc đánh bạc.
Ngày 16/12, thông tin với phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật, đại diện VKSND tỉnh Ninh Bình cho biết, cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình vừa bắt quả tang 8 đối tượng có hành vi đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa tại phòng nghỉ của Công ty cổ phần bê tông Thành Đạt.
Sáng 24/8, các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dự Hội nghị trực tuyến tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình. Cùng dự có lãnh đạo một số ban, sở, ngành của tỉnh.
6 tháng đầu năm, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn tỉnh tiếp tục có chuyển biến tích cực. Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh), từ ngày 15/12/2021 đến 14/6/2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 40 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 33 người và bị thương 27 người. So sánh với cùng kỳ năm 2021, về số vụ giảm 2 vụ; số người chết tăng 3 người; số người bị thương giảm 2 người. Nguyên nhân các vụ TNGT là do người người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không chấp hành các quy định về TTATGT như: Lạm dụng rượu, bia, phóng nhanh, vượt ẩu, đi không đúng phần đường. Số vụ do nam giới gây ra chiếm 89,74%; độ tuổi gây ra tai nạn nhiều nhất là từ 18 - 27 tuổi là 40%; thời gian xảy ra tai nạn nhiều nhất từ 18 - 24 giờ, chiếm tỷ lệ 42,5%; phương tiện xảy ra tai nạn nhiều nhất là mô tô, chiếm 57,5% tổng số vụ TNGT xảy ra.
Ngày 5/6, Công an huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình cho biết, đã ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Doanh (29 tuổi), quê huyện Mỹ Đức, Hà Nội là tài xế xe tải để điều tra trách nhiệm liên quan vụ tai nạn khiến 3 người tử vong.
Vào khoảng 15h45, ngày 4/6, tại km472+960(P) đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Quý I năm nay, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn tỉnh tiếp tục có chuyển biến tích cực. Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh): Từ ngày 15/12/ 2021 - 14/3/2022, trên địa bàn xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 15 người chết, bị thương 13 người. So với cùng kỳ năm 2021: về số vụ giảm 5 vụ; số người chết tăng 3 người; số người bị thương giảm 8 người.
Để thực hiện mục tiêu giảm từ 5 - 10% số vụ tai nạn giao thông (TNGT) trở lên, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương quyết liệt triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) năm 2022 với chủ đề 'Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19', mục tiêu 'Tính mạng con người là trên hết'.
Đại biểu hỏi: Đường Hoàng Văn Thụ nối từ trường chuyên Hoàng Văn Thụ tới khu chuyên gia thuộc bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) được tỉnh và TP Hòa Bình đầu tư nâng cấp mở rộng để chào mừng Đại hội Đảng của tỉnh và thành phố, đồng thời chuẩn bị cho môn đua xe đạp Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 34. Nhưng đến nay mới hoàn thành tại hai đầu đường, còn đoạn giữa không làm, để lại hiện trường nhếch nhác, lồi lõm, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị; đơn vị thi công đã rút người và phương tiện đi làm công trình khác từ lâu. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm ưu tiên thực hiện xong đoạn đường nêu trên.
Năm 2021, với sự vào cuộc của các lực lượng chức năng và hệ thống chính trị, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đã có chuyển biến, tai nạn giao thông (TNGT) giảm đáng kể so với cùng kỳ. Thường trực Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành chức năng tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm TTATGT thích ứng, phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.
Nghị quyết, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, xuyên suốt, trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư công trình, dự án giao thông trọng điểm, có sức lan tỏa, thúc đẩy mạnh mẽ thu hút đầu tư, phát triển KT-XH là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược của tỉnh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) về nội dung này.
Xác định rõ tầm quan trọng của giao thông trong phát triển KT-XH nói chung và với nông nghiệp, nông thôn nói riêng, những năm qua, phát triển giao thông nông thôn (GTNT) của tỉnh được các ngành chức năng và các địa phương coi trọng trong việc huy động, ưu tiên nguồn lực thực hiện.
Sáng 20/7, tại xã Bình Thanh, đoàn đại biểu HĐND tỉnh gồm các đồng chí: Hà Văn Di, Bí thư Huyện ủy Cao Phong; Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT; Triệu Kim Thắng, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh; Xa Đức Thọ, Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh; Lưu Văn Trường, Trưởng phòng Tư pháp huyện Cao Phong đã tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong sau Kỳ họp thứ nhất, trước kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Dự buổi tiếp xúc có các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND huyện, một số cơ quan, phòng, ban chuyên môn của huyện; lãnh đạo các xã, thị trấn và 50 cử tri trên địa bàn huyện.
Tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông mang tính đột phá trong phát triển KT-XH, như các quốc lộ (QL), tỉnh lộ quan trọng có tính đối ngoại, đường đô thị, đường đến các khu, cụm công nghiệp, qua các vùng động lực kinh tế của tỉnh, đường kết nối với khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số dự án công trình giao thông trọng điểm; tranh thủ các nguồn ngân sách và hỗ trợ từ T.Ư, phát huy nội lực đầu tư các công trình trọng điểm… Đó là một trong những nhiệm vụ mang tính đột phá chiến lược được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra.
Trong những năm qua, dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu được tỉnh Hòa Bình và Sơn La tích cực bàn bạc, đề ra các giải pháp nhằm tìm ra hướng tuyến, nguồn lực phù hợp nhất, đảm bảo dự án được triển khai sớm, mang lại hiệu quả cho phát triển của cả hai tỉnh.
Thời gian qua, lực lượng chức năng của tỉnh tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe, giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của lái xe, chủ phương tiện, tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng của Nhân dân.
Ngày 7/1, Sở GTVT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Để khắc phục những bất cập, tồn tại, thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát tải trọng phương tiện (KSTTPT), giảm thiểu tình trạng xe chở hàng quá tải trọng cho phép, gây mất an toàn giao thông (ATGT), ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHTGTĐB)... ngày 8/10/2019, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về việc đẩy mạnh các giải pháp KSTTPT và bảo vệ KCHTGTĐB trên địa bàn tỉnh.
Dự án cầu Hòa Bình 2 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2536/QĐ-UBND, ngày 30/10/2018, tổng mức đầu tư 590,81 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đây là công trình giao thông trọng điểm, sau khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông, là điểm nhấn về cảnh quan, kiến trúc, thúc đẩy đầu tư mở rộng không gian đô thị của TP Hòa Bình.
'Việc phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông với phương châm 'đi trước một bước' là đòi hỏi bức thiết của thực tiễn nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa tạo điều kiện bứt phá nhanh trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của đất nước. Trên cơ sở những thành quả, bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngành GTVT mạnh dạn đề xuất các mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng GTVT, phục vụ phát triển KT-XH' - đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT cho biết.
Dự án Đường kết nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ (QL) 12B đi Quốc lộ 1 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hòa Bình và các tỉnh lân cận. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào 30/9 tới đây. Tuy nhiên, hiện dự án vẫn còn một số hạng mục đang chậm so với tiến độ.
Trực tiếp ra văn bản nhắc nhở, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử phạt nghiêm khắc chủ phương tiện... Đó là những giải pháp trọng tâm Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh đã triển khai nhằm triệt để xử lý những trường hợp vi phạm quy định về trọng tải, xe hết niên hạn sử dụng trong thời gian qua.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức công bố và trao các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình Lê Xuân Minh vừa được chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Ngoài ra, 7 đồng chí được chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Tại Hội nghị lần thứ 24, khóa 16, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tổ chức công bố và trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Tại Hội nghị lần thứ 24, khóa XVI, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức công bố và trao các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Xác định tính chất, tầm quan trọng của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư (BT, GPMB&HTTĐC), những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, nhất là chỉ đạo các cấp, ngành chú trọng thực hiện Kết luận số 140, ngày 13/10/2014 của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32, ngày 20/5/2003 của Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đền bù GPMB để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư.
Hiện nay, các phương tiện vận tải đường bộ, trong đó có ô tô chở hàng phát triển mạnh về số lượng, nhiều phương tiện có tải trọng lớn, kích thước thùng hàng không phù hợp với kiểu loại phương tiện. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, năm 2019, ngành GTVT tỉnh đã tăng cường công tác quản lý vận tải và kiểm soát tải trọng các phương tiện vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các tuyến đường trọng điểm.
Đại biểu Bùi Văn Hành (Lạc Sơn) hỏi: Tuyến quốc lộ 6 từ TP Hòa Bình đi Tân Lạc và ngược lại, cũng như tuyến quốc lộ 12B từ huyện Tân Lạc đi huyện Lạc Sơn, Nho Quan (Ninh Bình) hiện nay xuất hiện xe ô tô cơi nới thùng, xe quá khổ chở cát, đá, sỏi, xi măng quá trọng tải. Với cương vị là Giám đốc Sở, trong thời gian tới, đồng chí có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng trên?
Đại biểu Dương Thị Giang (TP Hòa Bình) hỏi: Tuyến đường bộ từ xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) đi xóm Nưa, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) được khởi công, xây dựng từ nhiều năm nay nhưng đến nay chưa được thông tuyến. Nhân dân vẫn phải đi bằng đường thủy. Vậy, tuyến đường này tỉnh có tiếp tục đầu tư nữa hay không, nếu đầu tư thì bao giờ xong?
Cầu Hòa Bình 2 vừa được chủ đầu tư và các đơn vị thi công tổ chức lễ động thổ là dự án giao thông trọng điểm được tỉnh quan tâm, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng. Cầu Hòa Bình 2 sau khi hoàn thành, cùng với các cây cầu bắc qua sông Đà sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông, giảm ách tắc giao thông và là điểm nhấn về cảnh quan, kiến trúc, thúc đẩy đầu tư mở rộng không gian đô thị của TP Hòa Bình về phía bờ trái sông Đà, tạo nên động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, thu hút đầu tư, đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập của tỉnh.
Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường bộ địa phương (LRAMP) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với tổng vốn vay 385 triệu USD (tương đương gần 9.000 tỷ đồng) triển khai từ năm 2015, xây dựng hơn 4.100 cầu dân sinh trên phạm vi 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Khi được hoàn thiện, những cây cầu này sẽ góp phần 'nối đôi bờ vui', cải thiện đời sống văn hóa, kinh tế và an sinh xã hội của người dân vùng sâu, giao thông đi lại khó khăn.
Xác định giao thông nông thôn (GTNT) là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH. Do đó, ngay từ đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương đã tích cực tuyên truyền lợi ích của GTNT, vận động người dân thực hiện theo phương châm 'Nhà nước và nhân dân cùng làm', tự nguyện hiến đất mở rộng đường, đóng góp ngày công tham gia xây dựng đường GTNT.
Sau hơn 20 tháng triển khai, Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12 B đi quốc lộ 1 (viết tắt là Dự án) tiến độ rất chậm và đối mặt với nguy cơ bị cắt vốn nếu đến cuối năm nay không hoàn thành kế hoạch giải ngân. Như vậy, trong thời gian 3 tháng còn lại của năm 2019, vấn đề cấp thiết là giải quyết dứt điểm các vướng mắc hiện tại để đẩy nhanh tiến độ thi công.
Đi qua chặng đường nhiều thăng trầm, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh đang nỗ lực lấy lại ánh hào quang trên sân khấu với những chương trình nghệ thuật, vở kịch hát dân ca hấp dẫn, thu hút sự quan tâm theo dõi của công chúng.
Cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình đã bước đầu xác định danh tính 2 người chết, 14 người bị thương trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc xe giường nằm tông đuôi xe tải chở luồng trên đường Hồ Chí Minh qua địa bàn sáng nay 21-8.
Vào hồi 03h00 ngày 21/8 tại Km 501+100 đường Hồ Chí Minh, xe khách chạy hướng Thanh Hóa - Hà Nội đã đâm vào xe tải chở luồng đậu ven đường.
Ngày 14/8, tại Hội trường Tỉnh ủy, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã tổ chức Kỳ họp thứ 10 (Kỳ họp bất thường). Tới dự có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, UBND, UB MTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh. Các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa Kỳ họp.
Theo Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, toàn bộ dân số, diện tích huyện Kỳ Sơn sẽ sáp nhập vào thành phố Hòa Bình.
HĐND tỉnh Hòa Bình thông qua chủ trương sáp nhập huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hòa Bình.