Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đáp ứng tới 35-40% nhu cầu của thị trường nội địa, vì vậy mỗi một lần trục trặc là Bộ Công Thương 'mất ăn mất ngủ'. Nhưng ngặt một nỗi khó khăn nằm ở chính nội tại của nhà máy, trong khi đây là dự án liên doanh mà PVN chỉ góp vốn 25,1%, do vậy 'tiếng nói cũng chỉ có mức độ'.
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương Trần Duy Đông đặt câu hỏi tại sao trước đây không nêu vấn đề chiết khấu xăng dầu cho khâu bán lẻ mà gần đây lại nêu ra
Trong khi Bộ Công Thương đề xuất nhiều phương án và phân công chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ, ngành thì Bộ Tài chính lại đề xuất giao toàn bộ việc điều hành giá cho Bộ Công Thương.
Bộ Tài chính cho rằng việc Bộ Công Thương nhận định thị trường xăng dầu vừa qua bất ổn có nguyên nhân do các chi phí kinh doanh xăng dầu chưa được tính đúng, tính đủ trong cơ cấu giá cơ sở là 'chủ quan, chưa chính xác'.
Bộ Tài chính nhấn mạnh quan điểm nhất quán là giao thống nhất một đầu mối về Bộ Công Thương là cơ quan quản lý ngành thực hiện nhiệm vụ về xác định giá và định mức chi phí; Bộ Tài chính chỉ thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định.
Theo Bộ Tài chính, nhận định nguồn cung xăng dầu bất ổn có lý do từ chi phí chưa tính đúng, tính đủ là nhận định chủ quan, chưa chính xác.
Lãnh đạo Bộ Tài chính nói rằng việc quyết định cơ quan làm đầu mối quản lý, điều hành giá xăng dầu do Chính phủ, Thủ tướng quyết định.
So sánh hai phương án điều hành giá xăng dầu là 10 ngày và 7 ngày, Bộ Công Thương 'chốt' đề xuất kỳ điều hành giảm từ 10 ngày xuống 7 ngày.
Thông tin từ Bộ Công Thương cho hay, lực lượng chức năng của Bộ này sẽ thực hiện thanh tra hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khí trên toàn quốc trong năm 2023.
Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, từ lúc xảy ra bất ổn xăng dầu chưa từng được Bộ Công Thương tham vấn ý kiến. Tháng 10 vừa qua, hiệp hội có báo cáo kiến nghị tháo gỡ khó khăn gửi Bộ trưởng Công Thương, nhưng tới nay chưa được hồi đáp.
Bộ Công thương có văn bản hỏa tốc gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để sửa đổi Nghị định 95, trong đó có vấn đề về chu kỳ điều hành giá, mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu...
Bộ Công Thương cho rằng, một số thông tin xuất hiện trên mạng xã hội vừa qua là chưa hiểu đúng về qui định của pháp luật đối với hành vi bán xăng dầu có các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can, chai và các dụng cụ chứa đựng khác.
Theo Bộ Công Thương, nếu không có gì thay đổi lớn thì trong kỳ điều hành ngày 11/11 tới, những chi phí kinh doanh xăng dầu phát sinh sẽ được cập nhật trong giá cơ sở để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng có văn bản đề nghị nhiều Bộ ngành hỗ trợ đảm bảo nguồn cung xăng dầu.
Theo tin từ Bộ Công thương, có 2 doanh nghiệp phân phối xăng dầu đã được cấp giấy phép được cấp phép từ năm 2018 nhưng cơ quan chức năng của bộ này liên hệ để xác minh tình trạng hoạt động kinh doanh, nhưng không thể liên lạc.
Dự kiến ngày mai 12-10, Bộ Công Thương sẽ họp với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu để bàn về các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước
Bộ Công Thương đã gửi văn bản hỏa tốc triệu tập họp bàn về các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Cuộc họp dự kiến diễn ra sáng ngày mai (12/10).
Chiều tối 7/10, sau nhiều lần Bộ Công Thương gửi công văn, Bộ Tài chính đã phản hồi. Tuy nhiên, trước nội dung trao đi, đổi lại, e rằng việc nhiều cây xăng đóng cửa gây ảnh hưởng tới đời sống người dân có thể chưa được giải giải quyết ngay...
Bộ Công Thương kiến nghị Bộ Tài chính sớm rà soát và gửi thông báo áp dụng mức chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam (premium) theo mức phù hợp với thực tế phát sinh thời gian vừa qua để bảo đảm tính đúng, tính đủ trong giá cơ sở xăng dầu theo quy định hiện hành để bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường.
Việc công khai 7 doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu bị tước giấy phép cho thấy, Bộ Công Thương rất nỗ lực để lành mạnh thị trường xăng dầu.
Sau nhiều lần thay đổi xây dựng văn bản 'Sản xuất tại Việt Nam' ở cấp Thông tư, rồi Nghị định, cuối cùng Bộ Công Thương đã chính thức xin rút nhiệm vụ xây dựng Nghị định về vấn đề này...
Bài toán vừa đảm bảo nguồn cung và vừa bình ổn giá xăng dầu trong nước đang đặt ra thách thức lớn, nhất là khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn chưa thể đạt công suất đầy đủ. Giải pháp quan trọng nhất để giải bài toán thiếu hụt nguồn cung xăng dầu đã được Bộ Công Thương nhìn thẳng vào thực tế và có điều hành kịp thời với mục tiêu nguồn cung xăng dầu trong nước luôn được đảm bảo, từ đó góp phần bình ổn giá đầu vào cho mọi lĩnh vực.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thời gian qua, mặt hàng xăng dầu biến động rất lớn, một phần do xung đột vũ trang Nga-Ukraine. Tuy nhiên, với lượng xăng dầu nhập khẩu và dự trữ hiện tại, Bộ Công Thương 'cam kết cơ bản đáp ứng đủ nguồn cung xăng dầu trong tháng 3'.