Khu công nghiệp, sản xuất công nghiệp phụ trợ và đào tạo nhân lực là 3 mũi nhọn chiến lược mà Tập đoàn CNCTech sử dụng để tham gia sâu và mạnh mẽ vào ngành công nghiệp bán dẫn.
Nhiều năm qua, Vĩnh Phúc liên tiếp là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, để tiếp tục duy trì là điểm sáng này, Vĩnh Phúc đã từng bước thay đổi cách thức, giải pháp thu hút FDI và phương thức tiếp cận đối tác đầu tư. Nhờ đó, đến nay Vĩnh Phúc đã hoàn thành nhiệm vụ thu hút FDI của cả nhiệm kỳ 5 năm, giai đoạn 2020 - 2025 với tổng vốn là 2,5 tỷ USD…
Nhằm thu hút dòng vốn đầu tư vào tỉnh, Vĩnh Phúc đã nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận, đổi mới, sáng tạo công tác xúc tiến đầu tư; khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh, tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Vĩnh Phúc với vị trí địa lý thuận lợi và hạ tầng công nghiệp hiện đại, cùng chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, ngành sản xuất linh kiện điện tử đã phát triển mạnh mẽ. Hơn 200 doanh nghiệp, bao gồm nhiều tập đoàn lớn, đang hoạt động tại đây, cung cấp sản phẩm cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, tỉnh cũng đối mặt với thách thức đòi hỏi các chiến lược phát triển bền vững.
Mặt bằng sạch có vai trò quan trọng để các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) tại nhiều dự án trong khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gặp khó khăn, vướng mắc đang là 'nút thắt' làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án quan trọng.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của tỉnh Vĩnh Phúc đạt kết quả cao với tổng số vốn ước tính đạt 507,94 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023 và vượt mục tiêu kế hoạch năm.
Mới đây, ông Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc có buổi tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam.
Chia sẻ với doanh nghiệp FDI, bên cạnh đủ điện cho sản xuất Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông cho biết, sẽ cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) hoạt động tại địa phương.
Tính đến cuối tháng 7/2024, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn FDI giải ngân đạt hơn 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong bảy tháng của giai đoạn 2020-2024.
Sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán dẫn của Việt Nam tiếp tục gia tăng khi các dự án mở rộng hay đầu tư mới… được đẩy mạnh...