Kỳ án gỗ trắc: Thư tuyệt mệnh và những lời kêu cứu

Ngày 23/8/2018 tại Đà Nẵng, phiên tòa lần thứ 4 của TAND TP Đà Nẵng cũng là phiên xử sơ thẩm cuối cùng của vụ kỳ án này đã vắng một người đáng ra phải có mặt. Đó là anh Trần Đình Quang (sinh năm 1986, trú tại thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị), nhân viên Công ty Ngọc Hưng. Trước đó, anh Quang đã treo cổ chết tại nhà riêng một cách oan khiên và đầy nghi vấn.

Kỳ án kéo dài 7 năm vì lô gỗ trắc vật chứng bị bán

Kéo dài gần 8 năm, vụ án buôn lậu gỗ trắc ở Quảng Trị đã được đưa ra xét xử 4 lần, trong đó 3 lần TAND TP Ðà Nẵng yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung. Ðiểm vướng mắc khiến vụ án này kéo dài và không thể giải quyết đó chính là lô gỗ tang vật của vụ án bị đem bán dù vụ án chưa được đưa ra xét xử. Mới đây, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã khởi tố vụ án về hành vi 'Ra quyết định trái pháp luật' xảy ra tại Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44) Bộ Công an.

Ba lần tòa trả hồ sơ, mỏi mòn đợi chờ sáng tỏ

Sau 7 ngày TAND TP Đà Nẵng đưa ra xét xử sơ thẩm (lần 3) vụ án Công ty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị) xuất khẩu 535,8m3 gỗ trắc, ngày 14-8 vừa qua, Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung…

3 công chức hải quan bị khởi tố

Buôn lậu gỗ qua biên giới tỉnh Quảng Trị luôn là vấn đề 'nóng', nhất là khu vực sông Sê Pôn, địa bàn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. Các trùm buôn lậu thường tổ chức thành những đường dây ăn ý đưa gỗ lậu qua biên giới núp dưới những tờ khai hải quan chỉn chu. Việc khởi tố 3 công chức hải quan có liên quan đến buôn lậu tại Công ty Ngọc Hưng khiến dư luận đặt câu hỏi: Tại sao những công chức hải quan nắm rõ các quy định của pháp luật lại để cho gỗ lậu 'thông quan' như vậy?