Việc ký kết, triển khai thỏa thuận hợp tác của hai bên sẽ là một điển hình thành công, hình mẫu về hợp tác, đồng hành trong chuyển đổi số; là một thực tiễn tốt cho các bộ, ngành, địa phương trong công tác chuyển đổi số quốc gia.
Thống kê mới nhất của Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) cho thấy, tính đến tháng 6/2022, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã đạt 10,41%, tăng mạnh so với mức 9,6% tại cuối năm 2021. Tuy nhiên, kết quả trên vẫn còn cách khá xa mục tiêu đề ra cho năm 2025 là 20% GDP.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đã nhấn mạnh, chuyển đổi số không phải là đích đến mà là một hành trình dài đòi hỏi sự chung tay của người dân, doanh nghiệp.
Tiến trình chuyển đổi số (CĐS) trong nước đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều địa phương. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, Bình Dương đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, từng bước thăng hạng trong bảng đánh giá chỉ số CĐS, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp (DN) trên địa bàn.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban) tại phiên họp thứ ba của Ủy ban tổ chức ngày 8/8.
Sáng 8/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS), Ủy ban Quốc gia về CĐS đã tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình triển khai công tác CĐS 6 tháng đầu năm 2022. Dự phiên họp tại điểm cầu Hà Nam có đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh,Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) CĐS tỉnh; các thành viên BCĐ CĐS tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), để phát triển kinh tế số nhanh chóng, cần sự hợp lực của cả hệ thống chính trị, các bộ, ban, ngành và địa phương. Đặc biệt cần sự tham gia của doanh nghiệp công nghệ thông tin và phần mềm tại Việt Nam để chung tay thúc đẩy phát triển tiến trình chuyển đổi số.
TP Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu cả nước thực hiện chuyển đổi số (CĐS) theo Chương trình CĐS quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ, chiếm số đông trong cộng đồng DN, đang gặp nhiều khó khăn, đối mặt không ít thách thức trong quá trình CĐS...
Các doanh nghiệp muốn tiếp tục phát triển thì tinh thần phụng sự Tổ quốc phải được đưa vào văn hóa của mình, trở thành triết lý phát triển.
Y tế số có thể giải được bài toán chăm sóc sức khỏe cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc và cá thể hóa. Đây là mơ ước lớn nhất của nhân loại. CĐS y tế có thể hiện thực hóa ước mơ này.